Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tình trạng công văn chứa quy pháp luật hay Thông tư to hơn Nghị định và Luật vẫn còn tương đối phổ biến và gây bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp.
>>Lo ngại tình trạng chất lượng thông tư kém “cản đường” doanh nghiệp
Hội thảo “Chất lượng của quy định và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh” do VCCI phối hợp với Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức .
Thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy, Quốc hội ban hành 112 Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết; Chính phủ ban hành 745 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 Quyết định. Cũng trong khoảng thời gian này, các bộ, ngành đã ban hành 2.532 Thông tư và Thông tư liên tịch.
Vẫn còn những tồn tại
Quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể về chất lượng trong thời gian qua. Điển hình như việc yêu cầu hợp nhất các văn bản cùng cấp; việc gom nhiều Nghị định trong một Nghị định để hướng dẫn luật đã làm giảm số lượng đầu văn bản; việc lấy kiến công khai trên website cũng được chú trọng hơn…
Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng các quy định hướng dẫn tại Thông tư khác hẳn, vượt quá, thêm bớt... so với quy định tại Nghị định, Luật, gây ra mâu thuẫn và chồng chéo khó thực hiện. Ngoài ra, nhiều Thông tư ban hành nhưng có các quy định, xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ chưa đúng; quy định tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ; quy định chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện... gây cản trở một cách bất hợp lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong số đó có thể kể đến như Thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định lắp camera phải theo dõi khoang hành khách, trong khi Nghị định số 10/2020/NĐ-CP không yêu cầu, điều này khiến tốn thêm chi phí lắp camera, đường truyền, thậm chí hình ảnh riêng tư.
>>“Cài cắm” điều kiện kinh doanh
Hay như một số Thông tư trong lĩnh vực ngân hành như: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2021, Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14/8/2021, Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30/11/2018 quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần; Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài...
Ở hình thức công văn, nhiều khi doanh nghiệp nhận được mà không biết vận dụng ra sao, vì cách trả lời "liệt kê các quy định hiện có" trong khi doanh nghiệp cần là làm theo quy định nào thì không rõ.
Cần đổi mới trong soạn thảo, ban hành Thông tư
Để hiện thực hóa Chủ trương xây dựng một quốc gia khởi nghiệp, một Chính phủ kiến tạo, đáp ứng kỳ vọng thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, thiết nghĩ công tác xây dựng các quy định pháp luật, đặc biệt là Thông tư cần phải thực hiện theo hướng “thân thiện và thuận tiện” cho các đối tượng bị tác động nhưng vẫn đảm bảo tốt việc quản lý xã hội. Trong đó:
Thứ nhất, các Bộ khi ban hành thông tư nên quán triệt tư tưởng không tạo thêm các điều kiện kinh doanh mới, phức tạp hơn các quy định của mà Luật và Nghị định đã rõ ràng. Vì việc cắt giảm được các chi phí tuân thủ cũng là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp cạnh tranh với hàng nhập ngoại và tiến tới mở rộng thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu.
Thứ hai, các Thông tư khi được ban hành cần lấy ý kiến nhóm đối tượng trực tiếp bị tác động thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại hoặc góp ý bằng văn bản. Cơ quan được chủ trì soạn thảo cần tập hợp và công khai các ý kiến đóng góp để tạo ra cơ chế phản biện toàn diện, minh bạch. Tránh tính trạng cài cắm chính sách và lợi ích nhóm.
Thứ ba, đối với các Thông tư quy định về các yếu tố kỹ thuật trong lĩnh vực thực phẩm, y tế và khoa học khác, đơn vị chủ trì soạn thảo nên mời các chuyên gia trong ngành tham gia góp ý. Tránh tình trạng Thông tư khi ban hành xa rời thực tiễn, không khả thi trong quá trình áp dụng.
Thứ tư , vấn đề thời điểm có hiệu lực của Thông tư cũng cần lưu ý về lộ trình để các doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng với chính sách mới hay thời gian để hoàn thành các yêu cầu mới mà thông tư đưa ra. Tránh tình trạng hoạt động kinh doanh bị tắc nghẽn chỉ vì thủ tục hành chính.
Thứ năm , khi ban hành Thông tư, các Bộ cần lưu ý đến các yếu tố bình đẳng và công bằng giữa các chủ thể. Tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước và tư nhân; giữa trong nước và nước ngoài.
Thứ sáu , các Thông tư ban hành cần có tính ổn định tương đối, tránh tình trạng một vấn đề nhưng thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, làm cho các doanh nghiệp có muốn tuân thủ cũng khó theo kịp.
Thứ bảy , để nâng cao chất lượng quy định trong Thông tư, thiết nghĩ cơ chế giao đơn vị quản lý trực tiếp làm đơn vị chủ trì soạn thảo sẽ tạo ra nhiều “vòng kim cô” quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thông tư trở thành văn bản cản trở hoạt động kinh doanh, không tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện.
(*) Hòa giải viên Trung tâm hòa giải thương mại Quốc Tế Việt Nam (VICMC), Luật sư Điều hành Công ty Luật LTT & Lawyers
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...