Ngành thép chưa “nóng” trở lại trong quý 3/2023 nhưng kỳ vọng tới quý 4, thị trường thép sẽ sáng sủa hơn khi nhu cầu xây dựng gia tăng, cùng với việc đẩy mạnh tiến độ của các siêu dự án đầu tư công.
>> Tâm lý “chờ đợi” giá thép giảm
Theo một số đánh giá, nhu cầu tiêu thụ thép năm 2023 chịu ảnh hưởng do thị trường bất động sản gặp khó khăn, trong đó thép xây dựng là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất. Trong nửa cuối năm 2023, thị trường thép sẽ tiếp tục khó khăn và có thể phục hồi mạnh vào năm 2024. Liên quan đến chủ đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
>> Tâm lý “chờ đợi” giá thép giảm
Theo một số đánh giá, nhu cầu tiêu thụ thép năm 2023 chịu ảnh hưởng do thị trường bất động sản gặp khó khăn, trong đó thép xây dựng là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất. Trong nửa cuối năm 2023, thị trường thép sẽ tiếp tục khó khăn và có thể phục hồi mạnh vào năm 2024. Liên quan đến chủ đề này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
>> Thận trọng với giá hàng hoá tăng mạnh cuối năm
- Xin ông cho biết, tại Việt Nam, hoạt động đầu tư công đang diễn ra mạnh mẽ và là động lực quan trọng của nền kinh tế, điều này liệu sẽ thúc đẩy tiêu thụ và ảnh hưởng giá thép?
Như tôi đã phân tích ở trên, ngành thép Việt Nam vẫn đang khó khăn khi sức cầu thị trường yếu, giá giảm sâu qua nhiều đợt. Theo dự báo của giới chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành, giá thép chưa thể nóng trở lại trong quý 3/2023 do ít công trình dân dụng khởi công. Nhưng có thể kỳ vọng rằng tới quý 4, thị trường tiêu thụ thép sẽ sáng sủa hơn khi nhu cầu xây dựng dân dụng gia tăng, cùng với việc đẩy mạnh tiến độ của các siêu dự án đầu tư công.
Theo tôi được biết, nhiều dự án đầu tư công đã được khởi công trong tháng 6 như: Dự án đường Vành đai 4, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, dự án sân bay Long Thành, những dự án này đều có nhu cầu lớn về sắt thép, đá xây dựng.
- MXV dự báo như thế nào về triển vọng ngành thép năm 2024 và những điều cần lưu ý?
Mặc dù triển vọng ngành thép thế giới vẫn còn chịu rủi ro từ cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của Trung Quốc, hay sức ép tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, nhưng theo tôi, khó khăn có thể sẽ giảm bớt vào năm sau.
Riêng tại thị trường nội địa, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có dư địa để phục hồi tích cực hơn vào năm 2024, khi thị trường bất động sản dân dụng, lĩnh vực chiếm thị phần khoảng 60 - 65% nhu cầu thép của nước ta, có thể khởi sắc giữa năm sau.
Thêm vào đó là những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cho các dự án trọng điểm quốc gia sẽ tạo đòn bẩy cho thị trường thép Việt Nam vào năm sau.
Tuy vậy, tôi cho rằng ngành thép vẫn cần phải thận trọng với biến động kinh tế vĩ mô từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc trong năm tới. Ngoài ra, lĩnh vực thép Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt thách thức lớn khi khu vực Liên minh châu Âu (EU), thị trường xuất khẩu thép lớn thứ hai của nước ta, dự kiến áp dụng thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) từ ngày 1/10 tới và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Theo ước tính của WTO, khả năng ngành thép sẽ bị ảnh hưởng và giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...