Thực hành tốt, tuân thủ pháp luật lao động hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
>>> Thị trường lao động hậu COVID-19: “Lỗ hổng” khó bù
Chương trình Better Work Việt Nam bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 7/2009 với mục tiêu ban đầu là nâng cao điều kiện làm việc và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL), và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với vai trò Ban Tư vấn Chương trình đã phối hợp chặt chẽ với chương trình trong thời gian vừa qua để đảm bảo các tác động và mục tiêu của chương trình phù hợp với các ưu tiên phát triển của Việt Nam.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình Việc làm tốt hơn tại Việt Nam (BetterWork Việt Nam) giai đoạn 2023 – 2027.
Phát biểu tại Lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình Việc làm tốt hơn tại Việt Nam (BetterWork Việt Nam) giai đoạn 2023 – 2027, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết, để hoạt động kinh tế xã hội phát triển bền vững, hài hòa thì quan hệ lao động cần phải được duy trì ổn định, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) đã mở ra không ít những cơ hội và thách thức.
Theo đó, bên cạnh công tác rà soát, nâng cao hiệu quả xây dựng chính sách, quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động thì việc thúc đẩy điều kiện làm việc và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực dệt may và da giầy là những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Chương trình Better Work Việt Nam sau 14 năm hoạt động đã góp phần nâng cao điều kiện làm việc và cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia. Các hoạt động của Chương trình được các đối tác ba bên đánh giá là phù hợp với mục tiêu quản lý lao động và hỗ trợ tích cực cho quá trình thúc đẩy thực thi pháp luật lao động tại Việt Nam.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với vai trò Ban Tư vấn Chương trình đã phối hợp chặt chẽ với chương trình BWV.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, ở cấp độ doanh nghiệp, thông qua các hoạt động bao gồm đánh giá, tư vấn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực, cải thiện hệ thống quản lý, thúc đẩy đối thoại tại nơi làm việc, giúp doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
“Ở cấp độ quốc gia, chương trình hợp tác chặt chẽ với các đối tác ba bên nhằm nâng cao tính bền vững và mở rộng tác động của chương trình, như: nâng cao năng lực cho thanh tra lao động, người sử dụng lao động và đại diện người lao động thông qua các thỏa thuận hợp tác với Thanh tra Bộ LĐTBXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình cũng đã tích cực chia sẻ các bài học kinh nghiệm và dữ liệu liên quan tới xu hướng tuân thủ trong quá trình hoàn thiện khung khổ pháp luật lao động của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định.
Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Việc phối hợp giữa ba bên trong nước đã góp phần đẩy mạnh và phát huy được hiệu quả của Chương trình, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động để cùng xây dựng một môi trường lao động hài hỏa, ổn định, giúp Việt Nam thành nơi cung ứng có trách nhiệm và đáp ứng các quy tắc đạo đức hàng đầu trong ngành dệt may và da giầy.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thể hiện sự trân trọng đối với sự hợp tác của Chương trình BetterWork trong thời gian qua, những kết quả đạt được của Chương trình đã minh chứng được hiệu quả và vai trò của Chương trình trong việc thúc đẩy và cải thiện điều kiện làm việc, tiêu chuẩn lao động đối với các doanh nghiệp dệt may và da giầy tại Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, tính cạnh tranh của doanh nghiệp và uy tín đối với người mua hàng. Chính vì vậy việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết.
“Lễ ký kết Bản Ghi nhớ ngày hôm nay khẳng định sự ủng hộ và cam kết của Chính Phủ Việt Nam và các đối tác xã hội trong việc tiếp tục đồng hành với Chương trình nhằm phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong thời gian qua ở cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và quốc gia, lan tỏa tác động của chương trình tới nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giầy và một số ngành sản xuất khác”, Thứ trưởng khẳng định.
Trong khi đó, ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sau 13 năm thực hiện tại Việt Nam, chương trình đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc và da giày tại Việt Nam.
Khẳng định điều này, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, dệt may và da giày trong nhiều năm qua luôn giữ vững vị trí là 2 ngành xuất khẩu chủ lực và tạo nhiều việc làm trong nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của hai ngành năm 2021 đạt 60 tỷ USD, dự kiến năm 2022 sẽ đạt 68 tỷ USD.
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
“Dệt may, da giày là hai ngành hàng thâm dụng lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, dệt may khoảng hai triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo. Con số này ở ngành da giày là hơn 1,4 triệu, chiếm tỷ lệ trên 18%”, Phó Chủ tịch VCCI cho biết.
>>> Người lao động, công nhân tại 8 tỉnh thành được tiếp cận gói vay 10.000 tỷ
>>> Doanh nghiệp làm thế nào để giữ chân người lao động?
Ông Bùi Trung Nghĩa cũng cho biết, trong khuôn khổ hợp tác giữa VCCI và Better Work cùng các cơ quan ba bên tại Việt Nam, VCCI vui mừng vì những hoạt động hợp tác với chương trình trong thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với doanh nghiệp dệt may, da giày, đặc biệt là các hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua đại dịch và thích ứng an toàn trong bối cảnh bình thường mới hiện nay.
“Với cách tiếp cận thông qua các hoạt động tư vấn, đánh giá, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã nâng cao các kỹ năng, nhận thức, cách thức làm việc, cải tiến liên tục các điều kiện làm việc và hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên luật pháp lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt là thông qua việc tăng cường đối thoại tại nơi làm việc, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch VCCI cho biết.
VCCI đã phối hợp chặt chẽ với Better Work Việt Nam (BWV) ngay từ những năm đầu tiên chương trình hoạt động tại Việt Nam.
Đồng thời nhận định, chương trình đã giúp khẳng định vị trí doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chương trình cũng đã có những hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đối tác xã hội, tăng cường hợp tác giữa các đối tác nhằm hướng tới tính bền vững và mở rộng tác động của chương trình.
Theo đó, VCCI đã phối hợp chặt chẽ với Better Work Việt Nam (BWV) ngay từ những năm đầu tiên chương trình hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò thành viên Ban tư vấn chương trình BWV, VCCI đã thường xuyên cùng các bên tham gia đóng góp và thúc đẩy sự phát triển của chương trình BWV theo đúng mục tiêu đã đặt ra phù hợp với bối cảnh của quốc gia và ngành dệt may, da giày.
“Chúng tôi đã tăng cường các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp, thiết lập mạng lưới doanh nghiệp nòng cốt để lan tỏa các thực hành tốt về tuân thủ và quan hệ lao động ra các nhà máy khác trong và ngoài chương trình, tổ chức nhiều diễn đàn đa bên để thảo luận các vấn đề quan trọng của ngành và lấy ý kiến doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính sách pháp luật về lao động tại Việt Nam”, ông Bùi Trung Nghĩa cho biết.
Đồng thời khẳng định, thông qua các hoạt động này, VCCI cũng đã khẳng định thêm vai trò tổ chức quốc gia đại diện người sử dụng lao động của mình.
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, VCCI và BWV đã phối hợp chặt chẽ để tổ chức nhiều cuộc hội thảo và tập huấn cho các nhà máy trong và ngoài chương trình về nội dung liên quan tới tuân thủ pháp luật lao động trong bối cảnh đại dịch, cũng như các nội dung liên quan tới phòng chống Covid 19 và xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục để vượt qua đại dịch dưới hình thức trực tuyến (khi giãn cách) hoặc kết hợp trực tiếp (khi nới lỏng giãn cách).
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đang phối hợp với BWV để mở rộng tác động của chương trình sang ngành điện tử - một ngành xuất khẩu mũi nhọn đang phát triển mạnh mẽ hiện nay và bước đầu chương trình cũng đã đón nhận những tín hiệu tích cực. Đồng thời mong muốn chương trình BW sẽ có những cân nhắc kỹ để có hướng phát triển bền vững, theo đó các đối tác phía Việt Nam có thể tự triển khai chương trình này hiệu quả trong thời gian tới.
Với những tác động hiệu quả của chương trình trong nhiều năm qua, Lãnh đạo VCCI nhận định, Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình BetterWork Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027 sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội mới cho chương trình và các bên liên quan cùng nỗ lực hợp tác để hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần tăng trưởng kinh tế và xã hội, cũng như vững vàng hơn trước mọi thách thức trong kỷ nguyên VUCA với nhiều biến động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ.
Khẳng định khởi động giai đoạn thứ 4 của chương trình BWV, ông Werner Gruber, Trưởng cơ quan Hợp tác phát triển, Đại Sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam cho biết, cải thiện điều kiện làm việc bền vững trong doanh nghiệp, đảm bảo an sinh cho người lao động và nâng cao năng suất cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho tốc độ tăng trưởng bền vững và môi trường của kinh tế Việt Nam.
Ở cấp độ doanh nghiệp chương trình đã có những triển khai thành công cơ chế 3 bên nâng cao năng lực đối tác trong nước, nâng cao sự tham gia của doanh nghiệp, nâng cao tuân thủ pháp luật lao động.
Tuy nhiên, theo ông Werner Gruber có nhiều việc cần làm, theo đó bao phủ tới các doanh nghiệp nhỏ, nâng cao sự tham gia của các nhà cung ứng cấp 2 và 3 của chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi các Hiệp định thương mại đi vào thực tế, các tiêu chuẩn nâng cao. Đặc biệt trong bối cảnh ngành may mặc đang đối mặt thách thức lớn, số hoá, công nghệ hoá… với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đang thay đổi về lực lượng lao động, công việc cũng thay đổi, biến đổi khí hậu….làm cho nguy cơ về sức khoẻ nghề nghiệp ngày càng lớn”, ông Werner Gruber nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết Chương trình cũng sẽ chú trọng nhiều hơn tới các thiết chế, thể chế. Mục tiêu lồng ghép các góc độ doanh nghiệp vào thể chế để đảm bảo cho tính lâu dài. Trên cơ sở gắn kết các doanh nghiệp, địa phương sẽ mở rộng sang các ngành khác ngoài ngành may mặc. Những hành động này sẽ mở ra môi trường thuận lợi, đẩy mạnh tự chủ đối thoại của các bên trong chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nhà máy. Mang lại lợi ích lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tại Việt Nam.
Lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình Việc làm tốt hơn tại Việt Nam (BetterWork Việt Nam) giai đoạn 2023 – 2027.
Cho biết chương trình nâng cao tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp toàn cầu, ông Thomas J. Jacobs Giám đốc IFC phụ trách Vietnam, Cambodia và Laos cho rằng, BWV giúp nâng cao sức chống chịu của mỗi ngành.
“Không chỉ với dệt may, với nhiều ngành khác IFC cũng đã chung tay tạo môi trường làm việc thuận lợi, nâng cao tiêu chuẩn lao động, tạo điều kiện tốt giúp lao động có sinh kế tốt hơn cũng như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
IFC theo đó đã đào tạo các chương trình đào tạo, chương trình bình đẳng giới, giới thiệu các mô hình bền vững tiêu biểu. Hi vọng BWV sẽ tiếp tục được đẩy mạnh sang các ngành công nghiệp”, ông Thomas J. Jacobs nhấn mạnh.
Trong khi đó, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO tại Việt Nam khẳng định, BWV đã cho thấy bình đẳng xã hội là yếu tố thúc đẩy nâng cao môi trường làm việc, năng suất, đảm bảo các cam kết về điều kiện làm việc.
Giai đoạn mới đây, BWV sẽ mở rộng hơn, tăng cường và sâu sắc hơn sự hợp tác của các bên cũng như các sáng kiến. Ví dụ mở rộng quy mô và các mô hình tốt. Đặc biệt, đóng góp sự triển khai cho chương trình lao động việc làm thoả đáng tại Việt Nam.
Nguồn: Tap chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...