Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường biến đổi nhanh, rất năng động và khó dự đoán.
>> [TRỰC TIẾP] Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp "vượt sóng"
LTS: Diễn đàn “Kinh tế 2023 – Cùng doanh nghiệp “vượt sóng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức nhằm phân tích, dự báo tình hình kinh tế năm 2023, đồng thời, đưa ra các khuyến nghị, cùng các doanh nghiệp hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp dựa trên 21 chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2021-20222 cho thấy, những cải thiện năng lực quản trị, tăng trưởng của doanh nghiệp đã mang đến diện mạo mới cho nền kinh tế.
Trong 26 ngành có các doanh nghiệp tham gia các thị trường chứng khoán Việt Nam: 18/26 (chiếm 69%) ngành có giá cổ phiếu tăng vượt 10.000đ/cp, và cổ tức trên 15%. Theo đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 15,4%; bảo hiểm ngân hàng 11,6%; sản xuất kim loại – 8,3%; khoa học công nghệ 6,5%; bất động sản 6%. Các ngành có số lượng doanh nghiệp tăng nhiều nhất gồm: thương mại, bất động sản, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu phi kim, chế biến thực phẩm, môi trường, logistics.
Thông qua bức tranh 1.500 doanh nghiệp niêm yết có thể thấy, bức tranh kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa, khả năng chống chịu với những khó khăn do thiên tai gây ra của doanh nghiệp Việt Nam là khá tốt, đó cũng là động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Covid đặt ra thử thách, và doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ nền kinh tế còn nhiều tiềm năng để phát triển. Đây cũng là quãng thời gian chững lại cần thiết để chúng ta nhìn lại nền kinh tế và thế giới. Lấy Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF làm ví dụ. Từ 2019, WEF bắt đầu có cách nhìn khác đi đối với bức tranh kinh tế toàn cầu. Trong các báo cáo thường niên của mình, thay vì phản ánh các nền kinh tế khác nhau thông qua các chỉ số so sánh chi tiết, trong những năm gần đây WEF hướng sang các vấn đề mang tính toàn cầu như Hợp tác ở phạm vi toàn cầu – Chuyển đổi ngành – Môi trường và khí hậu – Sáng kiến về kinh tế và xã hội – và Tác động của CMCN lần thứ Tư. Cách nhìn mới không làm thay đổi hiện trạng nền kinh tế, nhưng chúng gợi ra rằng, chúng ta phải tiếp cận theo cách mới đối các vấn đề kinh tế quốc nội và quốc tế.
Từ những Báo cáo của WEF, có thể phân nhóm các quốc gia được khảo sát thành 3 nhóm theo nguồn lực để phát triển. Trong đó, các nền kinh tế phát triển dựa trên sáng tạo luôn là nhóm dẫn đầu, và các nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên khó có thể vượt quá mức trung bình. Theo WEF, Việt Nam được xếp vào tốp đầu nhóm các quốc gia phát triển dựa trên nguồn lực. “Nguồn lực” quan trọng mà Việt Nam cần khai thác là con người; và sáng tạo là con đường cần lựa chọn.
Công nghệ số và Chuyển đổi số cần gắn với yếu tố tố ‘con người
Những nghiên cứu thực tế ở một số doanh nghiệp thành công của chúng tôi cho thấy: cách tư duy đột phá có thể mang lại (i) một tầm nhìn khác so với cách tiếp cận truyền thống, trong đó việc kinh doanh không còn bị thách thức bởi những vấn đề cơ bản như vốn, thị trường/quy mô hoặc cơ hội phát triển; (ii) nguồn lực sử dụng thay đổi và việc khai thác nguồn lực cũng thay đổi; (iii) cơ hội phát triển được mở rộng, khả năng tiếp cận với kinh tế thế giới nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là phát triển bền vững trong một môi trường biến đổi nhanh, rất năng động và khó dự đoán. Quan điểm về phát triển bền vững của LHQ dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế – Xã hội – Môi trường, đặt nền cho việc phát triển cách tiếp cận về kinh doanh bền vững trên cơ sở 3 trụ cột: Công nghệ – Nhân lực – Quản lý. Khái niệm ‘Môi trường’ cũng được mở rộng để bao hàm cả 2 phạm trù: Môi trường Kỹ thuật gồm Hệ thống công nghệ và Môi trường Quản lý với các Hệ thống tổ chức và Chính sách quản lý điều hành. Trong khi Công nghệ số và Chuyển đổi số có thể giúp cải thiện môi trường kỹ thuật; như đã được Chủ tịch WEF trích dẫn trong cuốn CMCN lần thứ Tư rằng, thực tế đã chứng minh tiến bộ KHCN không giúp nâng cao năng suất. Tất cả phụ thuộc nhân tố ‘con người’.
Những tiến bộ trong lĩnh vực Xã hội học và Quản lý đã mang đến cho chúng ta những phát hiện mới: liên quan đến con người, thay vì quan tâm đến cá nhân và năng suất cá nhân, nghiên cứu chỉ ra vai trò nhóm/tập thể và năng suất hợp tác (collaborative productivity) mới là “chìa khóa” để tạo sự đột phá. Điều đó làm cho sự hợp tác trở nên có ý nghĩa rất lớn và làm thay đổi cách tiếp cận trong quản lý. Cùng với điều đó, xuất hiện những nguồn lực mới đối với doanh nghiệp cần khai thác; đó là vốn xã hội nhấn mạnh vào lòng in, sự hợp tác, thống nhất trong hành động. Đồng thời tiến bộ trong lĩnh vực CNTT đã cung cấp một phương tiện hữu hiệu cho người quản lý được gọi là vốn tổ chức nhấn mạnh việc tăng cường lưu chuyển thông tin cho việc ra quyết định trong tổ chức.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...