Dù có nhiều đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam song sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) chưa tạo được sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
KCN Nomura (Hải Phòng) được thành lập từ năm 1994. Đây là KCN đầu tiên của miền Bắc được đầu tư bài bản theo các quy chuẩn của đối tác Nhật Bản khi đó.
Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền
Công tác bảo vệ môi trường, quản lý, quy hoạch không gian, hạ tầng của Nomura được đánh giá là dẫn đầu các KCN trong cả nước nói chung và Hải Phòng khi ấy nói riêng. Tuy nhiên, KCN này đã gặp phải một số vấn đề môi trường theo yêu cầu hiện nay như: xử lý nước thải, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm không khí, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh, thiếu diện tích cây xanh,…
Không riêng Nomura mà hầu hết các KCN ra đời sớm trên cả nước đều rơi vào tình trạng “lỗi thời” về phát triển bền vững. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có khoảng 412 KCN đã được thành lập, trong đó 293 KCN đã đi vào hoạt động. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam song sự phát triển KCN tại Việt Nam thời gian qua chưa thực sự bền vững, chưa tạo được sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo ông Nguyễn Thi - Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số KCN đã đi vào hoạt động chưa có Hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) là 29 KCN. Các nguyên nhân, khó khăn trong việc 18 KCN chưa xây dựng HTXLNTTT là do tỷ lệ lấp đầy thấp; chưa giải phóng được mặt bằng phần diện tích quy hoạch xây dựng HTXLNTTT hoặc chưa có nguồn vốn để đầu tư. Các KCN chưa xây dựng HTXLNTTT tập trung chủ yếu tại các địa phương có khó khăn về thu hút đầu tư và nguồn vốn ngân sách. Hiện tại, nước thải của các cơ sở sản xuất hoạt động trong các KCN này do tự các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý, và yêu cầu phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trước khi xả thải ra môi trường.
Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối là nguyên nhân được xác định đầu tiên của sự “lỗi thời”.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2015 -2019, cơ quan này cùng với UNIDO đã thực hiện thí điểm chuyển đổi một số KCN thông thường sang mô hình KCN sinh thái như: Hòa Khánh tại thành phố Đà Nẵng, Khánh Phú tại tỉnh Ninh Bình, Trà Nóc 1 và 2 tại thành phố Cần Thơ. Từ năm 2020 đến nay, chuyển đổi sang KCN sinh thái đối với các KCN: Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), Amata (Đồng Nai) và Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh).
Như vậy đến nay, đã có 07 KCN đang thực hiện chuyển đổi sang KCN sinh thái. Việc hỗ trợ tập trung vào các giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp và KCN đẩy mạnh thực hiện hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và hiện thực hóa các liên kết cộng sinh công nghiệp.
Tuy nhiên, lộ trình “xanh hóa” các KCN gặp phải nhiều khó khăn. Theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến – Trường Đại học Luật Hà Nội: Thể chế, chính sách về KCN, KKT chưa đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ và chưa có sự đột phá để phát huy vai trò và đóng góp của các KCN, KKT trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, còn nhiều chồng chéo giữa các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với KCN, KKT; Chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào KCN, KKT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; Vấn đề phát triển bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội trong phát triển KCN, KKT đã được đặt ra nhưng kết quả thực hiện khác nhau và không đồng đều...
Phát triển KCN bền vững đang là mục tiêu của các nước công nghiệp trên thế giới, tiếp cận và đổi mới sáng tạo để đáp ứng yêu cầu mới được xem như con đường tất yếu để bảo đảm tính cân bằng sinh thái trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...