Thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh tại các tuyến phố trung tâm TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, chủ nhà liên tục giảm giá sâu nhằm thu hút khách thuê. Dù vậy nhưng vẫn vắng khách, thậm chí không đòi được tiền của khách thuê.
Chủ nhà tiếp tục giảm giá sâu tới 50%
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với tốc độ lây lan nhanh, phức tạp như cú đấm bồi vào tình hình kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, hậu quả của dịch bệnh làm tổn thương nặng nề đối với thị trường cho thuê kinh doanh tại Hà Nội.
Mặc dù, Hà Nội đã nới lỏng giãn cách được hơn 2 tuần và hoạt động kinh doanh đang dần tái khởi động lại nhưng thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh vẫn không mấy khả quan. Nếu trước kia chỉ cần ở đâu có mặt bằng kinh doanh là người thuê kéo tới xếp hàng để thuê được, thì nay người đi thuê lại chiếm thế thượng phong. Nhiều chủ nhà chấp nhận giảm giá sâu để thu hút khách nhưng cũng vẫn khó khăn.
Theo khảo sát tại một số tuyến phố tại Hà Nội, la liệt các mặt tiền đắc địa phải treo biển tìm khách thuê với mức giá ưu đãi sau dịch.Thậm chí, nhiều chủ nhà phải đóng cửa cả năm trời, giảm giá sâu đến 50% nhưng đến nay vẫn “cửa đóng then cài”.
Đơn cử, tại đường Cầu Giấy, nơi được đánh giá là tuyến đường kinh doanh sầm uất nhất nhì Hà Nội. Một cửa hàng có diện tích 50m2, trước kia cho thuê với mức giá 60 triệu đồng/tháng.
Theo chị Thu - chủ nhà cho biết, từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát tình hình kinh doanh trở nên khó khăn, người thuê trả lại mặt bằng nên chị đành treo biển cho thuê tiếp.
Đến nay, trải qua gần 5 tháng cửa hàng vẫn cho thuê lại được, chị Thu đành giảm sâu còn 30 triệu đồng/tháng, tức giảm 50% so với thời điểm đỉnh, trong năm đầu tiên, đến năm tiếp theo sẽ thương lượng theo giá thị trường. Nhưng đến nay, mặt bằng của chị Thu vẫn chưa có khách thuê.
Tương tự, một mặt bằng kinh doanh trên đường Trần Thái Tông, có diện tích 200m2, giá cho thuê bình thường là 150 triệu đồng/tháng.
Theo anh Phú - chủ nhà cho biết, kể từ 3/2021 khi khách thuê hết hợp đồng và từ chối gia hạn thêm do tình hình kinh doanh không ổn định.
Do đó, trong vòng gần 7 tháng anh đã phải giảm giá 2 lần mỗi lần 20% giá thuê, tổng 40%, tương đương 90 triệu đồng/tháng. Nhưng đến nay vẫn chưa có khách thuê nào chấp nhận.
Anh Phú cho biết thêm, nếu một thời gian ngắn nữa vẫn chưa thể cho thuê, anh sẽ tính toán giảm tiếp.
Chủ nhà khó đòi tiền thuê
Thậm chí, còn xuất hiện cả những trường hợp dù chủ nhà chấp nhận giảm giá để giữ chân khách thuê. Tuy nhiên, khách thuê vẫn lẳng lặng chuyển đồ đi và chưa rõ ngày trả tiền.
Anh Nguyễn V.H - chủ nhà cho thuê tại phố Hàng Đào cho biết, mặt bằng anh cho thuê rộng 45m2, trước kia cho thuê với mức giá là 80 triệu đồng/tháng. Cứ 6 tháng khách thuê phải thanh toán 1 lần và tháng 7 vừa qua là lần gia hạn thuê tiếp theo. Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên người thuê xin giảm tiền nhà và hẹn sẽ ký hợp đồng tiếp khi hết giãn cách. Do đó, anh H cũng đồng ý giảm 50%, tức còn 40 triệu đồng/tháng để giữ chân khách thuê.
ảnh minh hoạ
“Trước kia 80 triệu đồng/tháng nếu muốn thuê vẫn còn phải xếp hàng dài, nhưng từ khi dịch lần thứ 4 bùng phát, họ trình bày tình hình kinh doanh khó khăn muốn xin giảm tiền nhà và hẹn khi nào hết giãn cách sẽ thanh toán đầy đủ. Tôi cũng đồng ý và giảm tiền thuê 50%, còn 40 triệu đồng/tháng. Họ cũng là khách thuê của tôi trong 3 năm nay, lần nào cũng thanh toán đầy đủ nên tôi tin tưởng. Hơn nữa, nếu giờ tôi không đồng ý giảm thì mặt bằng cũng bỏ không”, anh H nói.
Tuy nhiên, điều đáng nói khi hết giãn cách anh H liên hệ nhắc thanh toán tiền thuê trong 3 tháng vừa qua thì khách thuê vẫn khất khứa hết ngày này tới ngày khác. Mới đây, khách thuê lại đột ngột thông báo cho anh H là đã chuyển đi và không nhu cầu thuê nữa.
Khi anh H liên hệ để đòi số tiền thuê 3 tháng vừa qua, thì khách thuê đa phần không nghe điện thoại, nếu có nghe cũng chỉ nhận được lời khẳng định: “khi nào có tiền sẽ trả”.
“Tôi cũng đã tạo điều kiện hết sức cho khách thuê rồi, tôi cũng có khó khăn riêng. Tôi giảm tiền thuê cho họ và cho họ thời gian để chuẩn bị nên 3 tháng qua không thu đồng nào. Nhưng tiền lãi ngân hàng tôi vẫn phải trả đều. Họ nói là họ sẽ trả nhưng bao giờ trả thì không rõ. Bây giờ họ chuyển đồ đi rồi, tôi cũng không có cơ sở gì để chắc chắn cả”, anh H phân trần.
Có thể thấy, hậu quả của dịch bệnh Covid-19 để lại đã tác động nặng nề, không chỉ những người đi thuê nhà mà ngay cả chủ nhà khi họ vẫn có những khó khăn riêng. Đặc biệt là những người trước đó sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư cho thuê.
Theo Cafef
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...