Một trong những văn bản đáng chú ý về chính sách thuế gần đây, theo cơ quan kiểm toán Deloitte, là văn bản hướng dẫn về chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp...
Tại văn bản này, cơ quan kiểm toán Deloitte nhắc lại nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp mới thành lập đều cần chú ý: Trường hợp trước khi được cấp giấy phép thành lập, người sáng lập công ty có ủy quyền cho tổ chức khác chi hộ các khoản chi phí liên quan đến tiền lương, BHXH bắt buộc, công đoàn phí, thuế TNCN và các chi phí mua bán khác; thì các hóa đơn, chứng từ mang tên tổ chức được ủy quyền được coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ để hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ của công ty khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Mở cửa hàng ăn, cà phê là những mô hình các doanh nghiệp start up ưa thích lựa chọn khi khởi nghiệp. Tuy nhiên COVID-19 khiến nhiều cửa hàng phải thay đổi kiểu thức kinh doanh để thích ứng. (Ảnh: Foodhouse triển khai bán hàng mang về - nguồn: Foodhouse)
Mở cửa hàng ăn, cà phê là những mô hình các doanh nghiệp start up ưa thích lựa chọn khi khởi nghiệp. Tuy nhiên COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích ứng và chú trọng hơn nữa tiết kiệm chi phí (Ảnh: Foodhouse triển khai bán hàng mang về - nguồn: Foodhouse)
Trên thực tế, đây là nội dung trong công văn số17151/CTHN-TTHT của Cục Thuế Hà Nội (Tổng cục Thuế) V/v xuất hóa đơn đối với các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp, ban hành ngày 20/5/2021, trả lời Công ty TNHH True North (có địa chỉ: Tầng 3, Nocti, E4 khu đô thị mới Yên Hòa, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội, Việt Nam; MST: 0109474079).
Theo đó, ngày 16/4/2021 Công ty TNHH True North đã có công văn số 01/2021/CV gửi Cục Thuế Hà Nội nêu vướng mắc về xuất hóa đơn chi hộ. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến trả lời trong đó nêu rõ "vấn đề về kê khai chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”
Cục Thuế cũng nêu các trường hợp khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật định: "Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...””
Như vậy, đây là một nội dung khá cụ thể về chi phí mà các doanh nghiệp trước khi được cấp phép thành lập cần hết sức lưu ý để có thể thực thi các thủ tục đáp ứng điều kiện quy định, nhằm được khấu trừ chi phí hợp lệ; nhất là khi việc hạch toán chi phí trước thành lập doanh nghiệp xưa nay vẫn khiến nhiều doanh chủ trẻ lúng túng, đặc biệt các đơn vị mới bước chân vào kinh doanh, kê khai thuế lần đầu và chưa đủ điều kiện tài chính để tổ chức bộ máy kế toán thực thi sổ sách "chuẩn chỉ" hoặc hợp tác cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ đại lý kê khai thuế, dịch vụ kế toán. Với các lưu ý nêu trên và được doanh nghiệp lưu tâm, tuy không phải quy định mới song sẽ là hướng dẫn có giá trị thiết thực để doanh nghiệp non trẻ được hạch toán chi phí, tiết kiệm tối đa ở thời kỳ đầu hoạt động.
Hiện nay, bất chấp COVID-19, số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thị trường khá tích cực. Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 93,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 24,2%. Ở chiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, có 70,2 nghìn đơn vị, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Như vậy, xét về tương quan thực chất, mức tăng tính theo tỷ lệ phần trăm so với cùng kỳ dựa trên số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thấp hơn so với mức tăng đột biến của các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, dù trên con số đơn vị, lượng doanh nghiệp sẵn sàng gia nhập thị trường cao vượt hẳn.
Ngay cả như vậy, một chuyên gia đánh giá, con số doanh nghiệp mới sẵn sàng gia nhập thị trường vẫn có thể bị sàng lọc bởi bối cảnh kinh doanh khắc nghiệt hiện tại và khó bù đắp được cho lượng doanh nghiệp rời thị trường. Tuy rằng trong báo cáo, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, sự gia tăng về số lượng và vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; song chuyên gia cho rằng, những chính sách hỗ trợ tích cực và thiết thực, đặc biệt các chính sách thuế thông thoáng cho nhóm mới tham gia, vào lúc này là vô cùng quan trọng.
"Với xu hướng kinh doanh kỳ vọng có thể lạc quan hơn khi các khu vực phát triển kinh tế lớn như TP HCM, Bình Dương... và nhiều địa phương kiểm soát hoàn toàn dịch COVID-19, chiến lược vaccine miễn dịch cộng đồng dần phủ sóng, môi trường thuận lợi hơn, sẽ có nhiều doanh nghiệp mới, các nhà khởi nghiệp quay trở lại. Họ sẽ có quan tâm cụ thể đến những hướng dẫn tính toán về chi phí khi đầu tư, hạch toán, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vì đồng tiền đi liền khúc ruột khởi sự kinh doanh ban đầu. Vốn đầu tư mới trung bình trên doanh nghiệp đạt 14,1 tỷ đồng theo số liệu thống kê đang có là khá tích cực. Sẽ tích cực hơn nữa khi chính sách thuế tạo điều kiện và nâng đỡ cho dòng vốn đầu tư mới này", chuyên gia nói.
Nguồn : DĐDN
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...