>> VCCI: Tầm nhìn và sứ mệnh mới
Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng trong nhiệm kỳ 2015-2020, VCCI đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác chủ yếu Đại hội VCCI lần thứ VI đề ra và những nhiệm vụ khác được Đảng, Nhà nước giao. Trong đó, nổi bật là hoạt động góp ý xây dựng pháp luật, chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh không ngừng được mở rộng về phạm vi và nâng cao về chất lượng.
Trong giai đoạn 2015-2020, VCCI đã tổ chức nghiên cứu góp ý gần 700 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trung bình mỗi năm gần 150 dự thảo); tham gia 214 ban soạn thảo, tổ biên tập; tham gia 390 hội đồng thẩm định, thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản, kiểm tra văn bản... Tổ chức trên 2.00 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia xây dựng, góp ý pháp luật, chính sách với sự tham dự của 324.500 lượt ngườidoanh nghiệp tham dự.
VCCI tiên phong đề xuất các sáng kiến thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh. Tiểu biểu là việc công bố bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên tục từ năm 2005 đến nay, giúp các địa phương ý thức nâng cao chất lượng điều hành kinh tế trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Ba đợt sóng cải cách hành chính trong nhiệm kỳ vừa qua đều có dấu ấn sáng kiến và vai trò tác động của VCCI, đặc biệt với việc Chính phủ quyết xóa bỏ hàng ngàn giấy phép con vào 2016, cắt giảm và đơn giản hóa trên 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành vào 2018 hay đợt tổng rà soát các chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật năm 2020.
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua thúc đẩy liên kết và nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp được xác định là hoạt động chủ đạo, trọng tâm.
Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp được VCCI thành lập đã phối hợp, liên kết và hỗ trợ cho trên 400 hiệp hội, hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trong toàn quốc; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động của 53/63 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành cấp tỉnh, thành phố.
VCCI đã tiên phong trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao trách nhiệm xã hội với các hoạt động tiêu biểu như đề xuất và thực hiện “Diễn đàn Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững” thường niên; xây dựng Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI) và tổ chức đánh giá, trao giải thưởng "Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam”; triển khai các chương trình, dự án thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Hoạt động xúc tiến thương mại-đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập được triển khai khá toàn diện, tập trung vào các hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong nhiệm kỳ vừa qua, VCCI đã tổ chức 561 đoàn với trên 26.000 lượt doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường , tham dự các hội nghị quốc tế , hội chợ triển lãm tìm kiếm cơ hội đầu tư , kinh doanh , trong đó có các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo Đảng , Nhà nước thăm và làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ ; tổ chức đón tiếp và bố trí chương trình làm việc cho 1.540 đoàn với 55.600 lượt doanh nghiệp , doanh nhân nước ngoài đến khảo sát và tìm kiếm thị trường tại Việt Nam; tổ chức cho 6.720 lượt doanh nghiệp tham dự các hội chợ , triển lãm trong nước và quốc tế ...
Nổi bật trong nhiệm kỳ, VCCI đã tổ chức thành công các sự kiện của doanh nghiệp trước và trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017, trong đó, lần đầu tiên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS); Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp (APEC CEO Summit).
Trong khuôn khổ ASEAN, VCCI đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác doanh nghiệp ASEAN song phương và đa phương thông qua cơ chế Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS)...
>> Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia hưng thịnh là sứ mệnh của VCCI
Kết quả nhiệm kỳ VI là nền tảng vững chắc để VCCI triển khai tiếp các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ VII (2021-2026) nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra với 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm .
6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm gồm: Chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Tăng cường hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển HHDN và hội viên; Phát triển đội ngũ doanh nhân; tiên phong thúc đẩy xây dựng hoá kinh doanh Việt Nam; Tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; Đổi mới tổ chức , phương thức hoạt động, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VCCI.
VCCI cũng xác định 3 đột phá chiến lược gồm tham gia sâu hơn và hiệu quả hơn vào quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh; Tiên phong thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa của doanh nhân Việt Nam trở thành nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực phát triển của doanh nghiệp; Thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, đổi mới chiến lược và mô hình kinh doanh.
Nguồn: DĐDN!
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...