Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022), VCCI tổ chức công bố Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.
>> VCCI công bố Sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
Chia sẻ với DĐDN, ông Đỗ Văn Vẻ - Ủy viên Ban Chấp hành VCCI, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình nhận định, thực hiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh theo Bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giới doanh nhân Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công công bố và phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.
- Bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do VCCI công bố đã thể hiện được tính chính danh, chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh cũng như phẩn chất cần có của doanh nhân, thưa ông?
Có thể nói, thế hệ doanh nhân ngày nay đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chấn hưng đất nước, chống dịch Covid-19 thành công và tham gia xây dựng chính sách.
Chưa bao giờ lực lượng doanh nhân lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như bây giờ. Đó là Trung ương Đảng có riêng một Nghị quyết 09/2011 nói về phát huy vai trò, vị trí doanh nghiệp, doanh nhân. Chính phủ lấy ngay 13/10 hàng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam, đồng thời tôn vinh các doanh nhân tiêu biểu.
Thậm chí, doanh nhân còn được khen thưởng, tôn vinh với nhiều phần thưởng cao quý, như phong Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Trong Hiến pháp cũng đã hiến định vai trò, vị trí của doanh nhân ở Chương kinh tế-xã hội tại Điều 51 mục 3 khẳng định nhà nước khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp, doanh nhân được nhà nước hiến định.
Chúng tôi sẽ tiếp thu và triển khai sâu sắc 6 Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do VCCI ban hành ngay sau hội nghị Ban Chấp hành VCCI hôm nay tới cộng đồng doanh nhân của tỉnh Thái Bình.
Hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn mới sẽ rất khác so với trước đây. Doanh nhân sẽ có động lực tốt hơn, doanh nhân sẽ chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng văn hoá kinh doanh. Đó là, làm việc chuẩn chỉ hơn, tôn trọng pháp luật hơn, năng động, sáng tạo hơn, có trách nhiệm với xã hội, làm đúng, làm thật trong phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện các quy tắc đạo đức kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận cho mình, cho xã hội, đồng thời họ cũng nỗ lực giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ với xã hội.
Với tư cách Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, tôi sẽ lan toả 6 quy tắc này đến hơn 8.000 doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình, để doanh nghiệp của tỉnh phát triển, tăng trưởng bền vững, cùng chung tay chấn hưng đất nước để Việt Nam giàu mạnh hơn.
Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ doanh nhân ngày nay. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi doanh nhân sẽ có tinh thần thượng tôn pháp luật, chia sẻ với xã hội, tạo ra giá trị đích thực cho xã hội.
>> Chủ tịch VCCI: "Đạo đức doanh nhân là cốt lõi hình thành văn hoá của mỗi doanh nghiệp"
Từ đó, đạo đức kinh doanh sẽ lan toả và tạo niềm tin, uy tín đến đối tác và khách hàng trong nước và quốc tế. Khi đó, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ được nâng cao, thuận lợi hơn trong giao thương.
Khi chúng ta đã chấp nhận tham gia vào sân chơi thế giới thì cũng phải biết tạo ra cho mình sự cạnh tranh khác biệt, tìm con đường đi và xây dựng thương hiệu bằng niềm tin và uy tín, đặc biệt bằng quy tắc đạo đức kinh doanh thì mới có thể thành công.
Trong vấn đề quản lý kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc chống tham ô, lãng phí và quan liêu. Chính vì vậy, người quản trị doanh nghiệp phải luôn ý thức rằng, đó là làm thật, làm đúng, tôn trọng pháp luật. Nếu làm tốt thì chính là tự xây dựng cho mình uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...