Mới đây, VCCI đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự án Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trước tác động của Covid-19.
Trải qua những tác động của dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay, dường như doanh nghiệp đã “ngấm đòn”. Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.
VCCI đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự án Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trước tác động của Covid-19
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, 7 tháng qua, gần 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%; 11.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%. Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Đáng lo hơn, đợt dịch này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung lượng lớn người lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước…
Để tiếp sức cho doanh nghiệp, mới đây, VCCI đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự án Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trước tác động của Covid-19. Nhiều đề xuất được đề nghị bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi và quy mô khoản hỗ trợ từ ngân sách cho các doanh nghiệp.
Theo đó, trước thực tế khó khăn của doanh nghiệp, VCCI đề nghị, nên kéo dài thời gian hỗ trợ giảm thuế, phí tới hết tháng 6/2022. VCCI cũng đề nghị tăng mức giảm thuế VAT lên 50%, thay vì mức 30% tại dự thảo nghị quyết, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh (du lịch, nhà hàng, vận tải, chiếm phim...).
Đồng thời kiến nghị, các chi phí về phòng chống, dịch bệnh của doanh nghiệp để duy trì sản xuất, nhất là trong thời kỳ giãn cách tại một số địa phương theo Chỉ thị 16 cần được coi là khoản hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.
Các doanh nghiệp đồng tình với quan điểm của Chính phủ, VCCI rằng đã đến lúc tái thiết kế các chính sách sống chung với dịch, mỗi chính sách đưa ra đều tích hợp giải pháp chống dịch đi đôi với cơ chế vận hành nền kinh tế, bảo đảm sinh kế cho người lao động, cũng như có thêm nguồn lực chống dịch.
Nguồn: Tạp chí DDDN
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...