Phát triển kinh tế tuần hoàn, quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường, tái chế phế liệu, hạn chế đưa ra rác thải rắn…cũng là chuẩn mực đạo đức của doanh nhân, là điều phải làm.
>>> Giá trị đạo đức tốt đẹp là động lực để doanh nghiệp cống hiến cho sự thịnh vượng đất nước
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới”, ông Trần Việt Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Công ty Nam Thái Sơn cho biết rất ấn tượng với sáng kiến về hội thảo “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Lần đầu tiên có một hội thảo dành cho giới doanh nhân được tổ chức bởi Học viện Chính trị quốc gia, nơi thường tổ chức các sự kiện hội thảo cho Nhà nước, cho bên Đảng và các khối chính quyền. Đây là điều giới doanh nhân vô cùng ấn tượng và tự hào. Khẳng định doanh nhân đã được khẳng định vị trí của mình với đất nước.
Cùng với đó là sáng kiến về 6 điều quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Đây là điều hết sức quan trọng bởi giới doanh nhân Việt Nam rất đa dạng. “Chúng ta có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng triệu hộ kinh doanh, nhiều người họ nói họ không làm doanh nhân họ chỉ là người buôn bán, do đó khi đưa ra những tiêu chí này chứng tỏ họ là những tầng lớp có quy tắc, có nguyên tắc, có tiêu chuẩn. Cảm ơn sang kiến của VCCI về 6 quy tắc đạo đức doanh nhân”, ông Trần Việt Anh nhấn mạnh.
Khẳng định TP HCM là cái nôi của nền kinh tế, nhưng việc thế giới đang phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn đưa các sản phẩm tái chế phế liệu trở lại hoạt động trong quy trình sản xuất kinh doanh là tất yếu. Nhưng vấn đề đáng lo nghĩ hiện nay là cộng đồng doanh nhân chưa hiểu nhiều về vấn đề này. Nếu hỏi giảm CO2 là gì? COP26 là gì?, chắc chỉ một nửa số doanh nhân trả lời được. Do đó, vai trò của hiệp hội của VCCI trong tuyên truyền về kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng.
Phiên thảo luận tại Hội thảo.
“Một năm ngành nhựa nhập 7 triệu tấn và lượng rác thải ra khoảng 3%, gần như chúng ta không biết lượng rác thải này được tái sử dụng bao nhiêu. Do đó, việc kinh tế tuần hoàn ở giai đoạn này là sống còn của quốc gia và đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp bởi nó gắn vào mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề bảo vệ môi trường, tái chế phế liệu, hạn chế đưa ra rác thải rắn…cũng là chuẩn mực đạo đức của doanh nhân, là điều phải”, ông Trần Việt Anh nói.
Trước nay doanh nhân cũng là công dân bình thường, chưa có khái niệm về đạo đức cho doanh nhân mà chỉ biết sống làm việc cho lương thiện. Và nay những tiếng chuông cảnh tỉnh đã có, những người ít nhiều làm ảnh hưởng tới doanh nhân đã có… đến lúc chúng ta phải chỉnh đốn lại.
Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng Công ty Nam Thái Sơn
“Chúng ta đưa ra 6 điều và nhắc nhở doanh nhân từ những người trẻ nhất đến những ngừời dày dặn kinh nghiệm phải hiểu phải thấm về đạo đức doanh nhân. Mỗi doanh nhân ở đây hãy lan toả thông điệp về đạo đức doanh nhân đến từng doanh nhân, đến từng doanh nghiệp nhỏ, từng thanh viên của hiệp hội mình”, ông Trần Việt Anh nói.
>>> Đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường
Là nhà xuất khẩu hơn 30 năm và tập trung vào sản xuất mà đặc biệt là sản xuất tái chế, ông Trần Việt Anh cho biết, ngay cả khi đất nước bị cấm vận chưa mở cửa thì xuất nhập khẩu vẫn là cánh cửa sớm nhất mở ra thế giới.
Chủ tịch của Nam Thái Sơn cũng cho biết, trong quá trình làm ăn, trên thị trường doanh nhân Việt Nam chúng ta rất chăm chỉ và chịu khó, kiên nhẫn, luôn hết mình chiều lòng khách hàng để đưa hàng hoá tới khách hang, đáp ứng các yêu cầu của từng thị trường, mục tiêu đưa hàng hoá sản phẩm đến khách hàng nhiều nhất.
Hội thảo "Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
“Nhưng khi đi ra thị trường thế giới sự tự tin của doanh nhân việt nam chưa được nhiều. Bên cạnh đó, chữ tín của chúng ta chưa được đề cao so với các doanh nhân trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ và Đài Loan… Chúng ta còn có văn hoá đổ lỗi cho hoàn cảnh làm ảnh hưởng uy tín thương hiệu và khách hàng. Bên anh đó văn hoá và tâm nhìn của doanh nhân với chúng ta còn giới hạn trong vịêc xây dựng sản phẩm chug ta không đưa các chính sách ngoài kỹ thuật sản phẩm vào quá trình sản xuất ví dụ như vấn dề chính sách người lao động”, ông Trần Việt Anh lưu ý.
Đồng thời cho biết chúng ta nghiêm ngặt trong sản xuất hàng xuất khẩu nhưng lại dễ dãi hơn với hàng nội địa. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất phải đầu tư và phát triển phẩm, nhưng doanh nhân Việt Nam chúng ta chưa theo đuổi sản phẩm đến cùng, nhiều doanh nghiệp bỏ ngang khiến nhiều sản phẩm bị bỏ dở dù quá trình làm việc rất mất thời gian và tốn kém.
Cho ý kiến thêm tại Hội thảo, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT, Tổng Công ty Nam Thái Sơn cho rằng, khi nó đến đạo đức doanh nhân, nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta hiểu là phải đặt dân tộc đặt đất nước lên trên hết. “Nhưng yêu cầu hiện nay chúng ta nói đến phát triển bền vững thì cần nói đến tình yêu nhân loại,tình yêu trái đất là trên hết”, ông Lê Viết Hải nhấn mạnh.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...