Những bóng hồng không hề mềm yếu

2021-10-20 07:35:45

Họ cũng là những nữ doanh nhân có tài sản đứng trong top đầu người giàu của thị trường chứng khoán Việt Nam và đang tiếp tục đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân lẫn sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Trong suốt thời gian dài qua, ngôi vị Phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam luôn thuộc về bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Công ty cổ phần Hàng không Vietjet. Khi Covid-19 xuất hiện khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao, hàng không là ngành chịu tác động tiêu cực nặng nề nhất nên vị trí của bà Thảo ít nhiều bị ảnh hưởng dù cổ phiếu VJC của Vietjet vẫn duy trì được đà tăng.

Giữa tháng 4/2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Nhà nước Cộng hòa Pháp.

Theo tính toán của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu nhiều tài sản bất động sản giá trị được đầu tư, phát triển, quản lý qua các công ty thành viên của Sovico Holdings, trong đó Phú Long là tên tuổi nhà phát triển bất động sản danh tiếng.

Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam. Bà cũng là người sáng lập hãng hàng không chi phí thấp Vietjet vào năm 2011 và đã từng bước xây dựng Vietjet dần lớn mạnh, trở thành hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực.

Chính Vietjet đã tạo nên một cú hích kích cầu cho nhu cầu đi lại bằng hàng không tại Việt Nam, vốn trước đây được coi là chỉ dành cho người giàu. Vietjet hiện có đường bay đến hầu khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á.

HDBank dưới sự dẫn dắt của Bông hồng thép ngành ngân hàng Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện đang đứng trong top đầu các ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.

Bà Phạm Thu Hương được biết đến là vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bà cũng là một trong những người sáng lập Vingroup - tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam - và giữ vai trò là HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Bà Phạm Thu Hương rất kín tiếng. Dù nắm giữ vị trí quan trọng tại Vingroup và sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà Hương vẫn là dấu hỏi lớn với dư luận vì chưa từng xuất hiện trước truyền thông công chúng. Gần như không có bất cứ tấm ảnh nào của cá nhân bà và gia đình bị rò rỉ ra ngoài.

Đây là điểm khác biệt của bà với với nhiều nữ tướng, phu nhân của nhiều đại gia giàu có khác trên sàn chứng khoán, khi bà Phạm Thu Hương là người trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành và là cánh tay đắc lực của chồng, nhưng lại lựa chọn con đường không lộ diện trước giới truyền thông.

Bà Phạm Thu Hương có bằng Cử nhân luật quốc tế tại Ukraina. Trong khoảng thời gian đi du học, bà Phạm Thu Hương làm quen với ông Phạm Nhật Vượng thông qua các nhóm du học sinh ở Matxcơva, sau đó họ yêu nhau và kết hôn. Sau khi tốt nghiệp, bà Hương không quay về nước mà cùng chồng ở lại Matxcơva để lập nghiệp.

Giống như chồng mình, bà Hương là người phụ nữ rất kín tiếng trong cuộc sống riêng cũng như chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng.

Tính đến tháng 9/2021, bà Phạm Thu Hương sở hữu 169,9 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 14.751 tỷ đồng.

Bà Nga hiện đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT thường trực của SeABank. Cũng tại đây, bà Lê Thu Thuỷ, con gái bà Nga, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Trước đó, bà từng có 10 năm giữ chức Chủ tịch tại ngân hàng này.

Bà Nga còn là nhà sáng lập một trong những Tập đoàn Bất động sản lớn nhất Việt Nam, BRG Group. Tập đoàn này đang phát triển các dự án… và thực hiện các thương vụ mua bán- sáp nhập khách sạn danh tiếng Hilton Hà Nội Opera. Rất khó để ước tính đầy đủ “độ giàu” qua khối tài sản ở Tập đoàn và các Thành viên mà bà Nga đầu tư, sở hữu.

Không chỉ các dự án quy mô lớn được BRG chăm chút và tập trung đầu tư, ở bất cứ dự án nào thì chuẩn mực quốc tế, sự đột phá về tiện ích, chất lượng và dịch vụ nhằm nâng tầm chất lượng sống của người Việt đều là kim chỉ nam đối với BRG.

Bà Nga quan niệm, Tập đoàn BRG có thể xây nên hàng nghìn căn hộ, nhưng có những khách hàng cả đời chỉ mua được một căn hộ. Vì vậy, BRG sẽ đầu tư xây dựng như xây nhà của chính mình, với tâm huyết và tình yêu từ trái tim để các căn hộ có chất lượng tốt nhất, nhằm mang những giá trị tuyệt vời nhất đến cho khách hàng, góp phần nâng tầm tiêu chuẩn sống của người Việt và khẳng định thương hiệu BRG trong lĩnh vực Bất động sản.

Bà Trương Thị Lệ Khanh là một trong hai đại diện của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 (Asia's Power Businesswomen) của tạp chí Forbes. Bà Khanh hiện đang sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu VHC với giá trị 3.400 tỷ đồng.

Dưới sự dẫn dắt của bà Khanh, trong 12 năm, từ 2007 đến 2018, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 750%, lợi nhuận gấp 15 lần. Hai năm 2019, 2020, do bị tác động bởi các chính sách bảo hộ thương mại và các thị trường trọng điểm tại Mỹ, Châu Âu bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nên doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn giảm mạnh. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của VHC chỉ đạt 705 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước.

Từ một doanh nghiệp mới và đơn sơ, Vĩnh Hoàn đã khẳng định được vị thế của mình. Dưới sự lèo lái của nữ thuyền trưởng Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Bà Khanh được mệnh danh là nữ hoàng cá tra của Việt Nam.

“Nữ hoàng” cá tra tự bạch, con đường kinh doanh của bà khá suôn sẻ kể từ khi khởi nghiệp. Thử thách kinh doanh đối với Vĩnh Hoàn là các vụ kiện chống bán phá giá với tư cách bị đơn bắt buộc do chiếm thị phần lớn nhất tại Mỹ. Bà Khanh luôn căng thẳng trước các vụ kiện nhưng kể rằng mình từng gặp đối thủ cạnh tranh nước ngoài và nói: “Người Việt Nam rất giỏi đấu tranh trong công việc và trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ theo đuổi đến cùng để bảo vệ lẽ phải!”.

Mặc dù khởi nghiệp với thiên thời, địa lợi, nhưng khó khăn lúc nào cũng trực chờ trong quá trình kinh doanh. Do đó, theo bà Khanh, điều quan trọng là “phải vượt qua khó khăn chứ không phải ngồi than vãn”. Trong tương lai, bà Lệ Khanh mong muốn Vĩnh Hoàn trở thành một công ty đa quốc gia. “Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia”, người sáng lập Vĩnh Hoàn chia sẻ khát vọng về đứa con tinh thần của mình.

Được mệnh danh là “Nữ tướng sữa” hay “Margaret Thatcher của Việt Nam”, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Vinamilk là một trong những vị doanh nhân quyền lực khiến ai cũng ngưỡng mộ. Bà Mai Kiều Liên có đến hơn 40 năm gắn bó với Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.

Dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk duy trì đà tăng trưởng, vươn lên vị trí số 1 trên thị trường, đóng góp cho cộng đồng qua chương trình từ thiện xã hội.

Với những cống hiến hết mình cùng tài năng kinh doanh, lãnh đạo xuất chúng, bà Mai Kiều Liên được bầu chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư. Không chỉ nằm trong top những doanh nhân nữ thành đạt nhất Việt Nam, bà còn được tạp chí Forbes 4 lần liên tiếp vinh danh trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Trong thành công của các thương vụ xuất khẩu của Vinamilk đều có sự nhạy bén trong việc nhận định được những lợi thế về thị hiếu tiêu dùng, chọn đúng sản phẩm nhắm đến đối tượng mục tiêu.

Nhưng "yếu tố thành công" mang tính quyết định giúp Vinamilk đi xa hơn tại mỗi thị trường, được đón nhận bởi của người tiêu dùng, theo lãnh đạo Vinamilk, luôn bắt đầu từ hai chữ "sản phẩm".

Đặc biệt, điểm khác biệt luôn được bà Liên theo đuổi đó là "may đo" được các sản phẩm riêng cho thị trường xuất khẩu chứ không chỉ "dựa" vào sản phẩm thế mạnh sẵn có.

Bà Thái Hương hiện là Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Phó Chủ tịch, TGĐ Ngân hàng Bắc Á. Doanh nhân Thái Hương được biết đến với rất nhiều danh xưng như “Người phụ nữ quyền lực nhất châu Á”, “Người đàn bà sữa”, “Đóa hướng dương kiêu hãnh”...

Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X diễn ra tại Hà Nội cuối năm 2020, nữ doanh nhân Thái Hương là một trong 13 điển hình được vinh danh là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Năm 1994, bà sáng lập ra Ngân hàng Bắc Á cùng với một số cộng sự của mình. Sau đó, năm 2009, bà tự xây dựng thương hiệu sữa của riêng mình bằng cách chăn nuôi và sản xuất sữa bò với công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An.

Với sự phát triển bùng nổ của tập đoàn TH và ngân hàng Bắc Á, trong năm 20215 - 2016, bà Thái Hương liên tục có mặt trong danh sách top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn. Năm 2019, bà Thái Hương nhận giải thưởng nữ doanh nhân quyền lực ASEAN.

Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương - Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH luôn bền bỉ lên tiếng, đấu tranh và thúc đẩy cho sự ra đời của các quy chuẩn, tiêu chuẩn đúng thông lệ quốc tế trong ngành sữa và dinh dưỡng.

Trong nhiều năm, bà Thái Hương đã kiên trì lên tiếng ở hàng trăm cuộc hội thảo, hội nghị, gửi công văn lên Quốc hội, đưa kiến nghị nhằm thay đổi QCVN 5-1:2010, minh bạch hóa thị trường sữa. Bà đề xuất: Doanh nghiệp phải ghi rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm là sữa tươi hay sữa bột pha lại và Cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát, kiểm tra, phân loại các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường; xử lí nghiêm ngặt khi có vi phạm.

Với sự vào cuộc của Tập đoàn TH và sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn, các doanh nghiệp sữa khác trong ngành đã mở rộng đầu tư chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi để cạnh tranh, từ đó giúp tăng nhanh tỷ lệ đàn bò sữa Việt Nam, đồng thời giảm tỷ lệ sữa bột pha lại (sữa hoàn nguyên) trên thị trường trong nước từ 92% năm 2008 xuống chỉ còn 60% như hiện tại và tỷ lệ này sẽ còn giảm nữa.

Trong danh sách "20 Phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021" Forbes Việt Nam công bố hồi tháng 4/2021, bà Trần Thị Lệ là một trong 4 doanh nhân được xướng tên.

Bà Lệ xuất thân là bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng TP HCM. Cùng với đó, tiền thân là cơ sở thực phẩm của trung tâm này, NutiFood thành lập vào năm 2000 với sáng lập viên là những bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi và bệnh lý khác nhau.

Hiện NutiFood là một trong những công ty sữa lớn nhất Việt Nam với danh mục hoàn chỉnh các sản phẩm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến các lứa tuổi, sữa đặc trị cho các bệnh lý khác nhau và thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày cho mọi gia đình. Công ty có 6 nhà máy ở Việt Nam, trang trại bò sữa ở Gia Lai, nông trường cà phê ở Đắk Lắk, và một nhà máy ở Thuỵ Điển cùng 5.300 nhân viên.

Tháng 10/2020, tại Asia Pacific Enterprise Awards, NutiFood là công ty sữa duy nhất của Việt Nam nhận cùng lúc 3 giải thưởng: Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á (Corporate Exellence Award), Thương hiệu Truyền cảm hứng châu Á (Inspirational Brand Award) và Doanh nhân Xuất sắc châu Á (Master Entrepreneur Award) dành cho bác sĩ Trần Thị Lệ.

Bà Lệ cũng từng nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em" và năm 2019 được tạp chí Forbes bầu chọn là Top 25 phụ nữ quyền lực ở châu Á.

Tô Thụy Diễm Quyên từng là trẻ tự kỷ và mắc chứng khó đọc, nhưng giờ trở thành "người truyền lửa sáng tạo" hướng dẫn các phương pháp giáo dục tích cực để học sinh hạnh phúc khi học tập, theo Forbes Việt Nam

Khi còn là giáo viên, bà Quyên từng đạt giải nhất quốc gia dạy học tích hợp, sau đó đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Tây Ban Nha. Bà cũng là giám khảo châu Á duy nhất trong 18 giám khảo của Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Mỹ và là người Việt Nam đầu tiên và là một trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu.

Năm 2012, bà Quyên quyết định chuyển hướng từ chuyên gia giáo dục và đào tạo, sang khởi nghiệp giáo dục, bằng việc sáng lập Công ty Tư vấn và Phát triển Giáo dục InnEdu. Giai đoạn đầu, công ty chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo giáo viên. Sau 8 năm hoạt động, InnEdu đã đào tạo hơn 60.000 lượt giáo viên trên hơn 40 tỉnh thành, góp phần quan nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên tại nhiều trường học, thay đổi tư duy quản lý của nhiều đơn vị giáo dục.

Từ năm 2017 – 2020, InnEdu chuyển mình nghiên cứu về giáo dục STEAM và bắt đầu xây dựng và vận hành trung tâm STEAM lớn và hiện đại hàng đầu Việt Nam. InnEdu trở thành đối tác giảng dạy STEAM của nhiều tổ chức, trường học, và cung cấp trang bị, thiết kế phòng học STEAM chuẩn châu Âu cho nhiều trường học.

Trong năm 2020 – 2021, InnEdu tập trung phát triển chuỗi dự án Bright ideas challenge (BIC). Dự án đã triển khai tại nhiều trường học tại TP HCM như Trường THCS An Phú, THCS Bình An, THPT Lương Thế Vinh, THCS Lý Phong, THCS Hiệp Phước...

Bà Vũ xuất thân là sinh viên Đại học Ngoại thương TP HCM. Bà từng là người châu Á đầu tiên làm trợ lý Tổng giám đốc Maersk tại Đan Mạch trước khi chuyển đến Mỹ để tiếp tục hành trình học thuật với hai tấm bằng Thạc sĩ giáo dục và MBA tại Đại học Stanford.

Sau đó, bà Vũ là Trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company trước khi rời khỏi để sáng lập ứng dụng học nói tiếng Anh dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo ELSA vào năm 2015. Ứng dụng hiện có hơn 13 triệu người dùng trên toàn cầu. Năm 2019, startup này đã huy động thành công 7 triệu USD từ vòng Series A.

Đầu năm 2021, ELSA gọi vốn thành công thêm 15 triệu USD. Bà Vũ cho biết, với khoản vốn mới, startup này sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường châu Mỹ Latin và xây dựng nền tảng B2B (bán hàng cho doanh nghiệp). Nền tảng này cho phép ứng dụng học tiếng Anh có thể "bán sỉ" dịch vụ cho các tổ chức và doanh nghiệp, qua đó cung cấp gói đào tạo tiếng Anh cho nhân viên hoặc học viên. Bên cạnh đó startup này cũng sẽ phát triển thị trường Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản. Đây là những thị trường chứng kiến nhu cầu học tiếng Anh tăng cao trong năm qua.

Văn Đinh Hồng Vũ và Elsa từng được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng AI thay đổi thế giới. Năm 2018, bà Vũ được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp