gf

Lũy kế 10 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt hơn 537 tỷ USD.

Số liệu Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 10, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 53 tỷ USD, dù vẫn giảm 0,4% so với tháng trước, nhưng mức giảm đã nhỏ dần. Trong đó xuất khẩu tăng 1%, nhập khẩu giảm 1,7%.

Lũy kế 10 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt hơn 537 tỷ USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 16% nhưng nhập khẩu tăng 28%, nên vẫn nhập siêu 1,45 tỷ USD (trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,63 tỷ USD).

Nhờ tình hình dịch COVID-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, doanh nghiệp dần khôi phục sản xuất, đặc biệt với khu vực TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Vì vậy, dù vẫn nhập siêu, nhưng con số nhập siêu đang có xu hướng giảm dần, tính chung 10 tháng chỉ còn nhập siêu hơn 1,4 tỷ USD, trong khi con số này của 9 tháng trước đó là 2,1 tỷ USD, và của 8 tháng đầu năm là 3,7 tỷ USD.

Kết quả này, chủ lực của xuất nhập khẩu nền kinh tế Việt Nam vẫn là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), riêng khu vực này trong tháng 10 xuất siêu 2,6 tỷ USD. Tính chung 10 tháng qua, khu vực FDI chiếm 70% tổng giá trị nhập khẩu của nền kinh tế (hơn 373 tỷ USD), xuất khẩu chiếm hơn 20% tổng giá trị (hơn 196 tỷ USD).

Các mặt hàng xuất khẩu có thuế chủ yếu là: Dầu thô, clanhke và xi măng, quặng và khoáng sản khác. Các mặt hàng nhập khẩu có thuế chủ yếu là: Xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép; kim loại thường; ôtô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…

Luỹ kế 10 tháng, thu ngân sách từ hàng hoá xuất nhập khẩu trên 314.845 tỷ đồng, đạt 99,95% dự toán, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.

dgf

Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá đang có những thuận lợi khi Việt Nam đang khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế.

Trong 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta khi chiếm tỷ trọng 28,37% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, với kim ngạch ước tính đạt 76,02 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 44,68 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 16,67% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường EU ước tính đạt 31,7 tỷ USD, tăng 8,9% và chiếm tỷ trọng 11,83% xuất khẩu của cả nước. Thị trường ASEAN ước đạt 23,03 tỷ USD, tăng 21,2%, chiếm 8,6% xuất khẩu cả nước.

Bộ Công Thương phân tích có 4 nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu trong 10 tháng năm 2021. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tăng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Cùng với đó, giá cả hàng hóa thế giới tăng nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, giá cước vận tải biển tăng cũng làm tăng chi phí, tăng trị giá nhập khẩu. Cuối cùng là xuất khẩu giảm tốc từ tháng 6/2021.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá đang có những thuận lợi khi Việt Nam đang khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế.

Dự báo với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm có thể vượt 600 tỷ USD.

Theo đó, từ nay đến cuối năm để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương xác định tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách..

Cùng đó là việc duy trì xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, sẽ khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu ngay sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường Nam Á, Đông Á. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động đàm phán để phát triển các thị trường khu vực xa hơn, yêu cầu cao hơn như các thị trường thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…