Nghị định 35/2022/NĐ-CP: "Cú hích" chính sách phát triển khu công nghiệp

2022-06-02 08:11:39

Trước nhu cầu phát triển và đòi hỏi từ thực tiễn, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ra đời được cho sẽ tạo ra cơ hội và triển vọng phát triển Khu Công nghiệp (KCN), Khu Kinh tế (KKT)…

>> Sửa Nghị định 82 về quản lý khu công nghiệp: Giảm tối đa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư

Theo đó, trước những bất cập, tồn tại của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP (Nghị định 82) quy định về quản lý KCN, KKT, ngày 28/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP (Nghị định 35). So với Nghị định 82, Nghị định 35 được cho là hoàn thiện, ưu việt hơn khi các quy định trong các Điều của Nghị định được xác định phù hợp với thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp ( đầu tư hạ tầng , thành lập KCN...).

Nghị định số 35/2022/NĐ-CP được ban hành tạo ra nhiều kỳ vọng về cơ hội và triển vọng phát triển KCN - Ảnh minh họa

Cụ thể, Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều, quy định những vấn đề chung; đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; một số loại hình khu công nghiệp và khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị; hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; và điều khoản thi hành.

Trong đó, về việc đầu tư hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi quy định, khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền: a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bên cạnh đó, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP cũng hoàn thiện điều kiện đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy, quy mô khu công nghiệp, năng lực của nhà đầu tư và một số điều kiện khác) trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Đầu tư nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của dự án hạ tầng khu công nghiệp. Điều kiện nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

>> Điều chỉnh đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận, Bến Tre

Trước đó, tại chuỗi tọa đàm trực tuyến về quản lý KCN và KKT do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, không ít chuyên gia và nhà đầu tư đã kiến nghị, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2018/NĐ-CP - Ảnh minh họa

Ngoài ra, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP cũng quy định, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: 1) Điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; 2) Điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế dự kiến thành lập phải có khả năng đáp ứng điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan…

Và xét trên những kỳ vọng từ phía các chuyên gia và nhà đầu tư, những điểm mới của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển và đòi hỏi từ thực tiễn phát triển.

Trước đó, tại chuỗi tọa đàm trực tuyến về quản lý KCN và KKT do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, không ít chuyên gia và nhà đầu tư đã kiến nghị, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 82 theo hướng trong KCN, khu chế xuất được bố trí nhà ở dành cho công nhân; trong quy hoạch KCN, khu chế xuất phải bố trí quỹ đất làm nhà ở cho công nhân (bảo đảm đáp ứng tối thiểu 50% số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở) có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chủ yếu phục vụ khu nhà ở của công nhân và có cơ chế chính sách ưu đãi cũng như chỉ định công ty xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KKT, là nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

Nhà nước cần có cơ chế sử dụng nguồn thu ngân sách từ các KCN để phục vụ và đẩy mạnh việc phát triển hạ tầng giao thông ngoài KCN; chuẩn bị kịp thời các quỹ đất để phát triển nhà ở và cơ sở y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội...; Đặt mối quan hệ phát triển KCN và phát triển đô thị có tính chất hữu cơ, đồng bộ, gắn phát triển KCN với phát triển đô thị, nâng tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) tăng lên; Thay đổi quan niệm về không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường KCN; Có cách tiếp cận mới trong lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược đồng bộ hóa quy hoạch KCN với quy hoạch phát triển đô thị, trong một phương án tổng thể, thống nhất, từ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;…

Từ thực tế đã nêu, với tính ưu việt đã được hoàn thiện trên cơ sở của các Nghị định trước đó (về quản lý các KCN, KKT), Nghị định số 35/2022/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ giúp cho việc xây dựng và phát triển KCN, KKT và các mô hình kinh tế tương tự có nhiều cơ hội phát triển, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thúc đẩy thu hút đầu tư vào các KCN, KKT.

Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.