Hiện nay, ngành gỗ nội thất chỉ khoảng 5-10% doanh nghiệp đầu tư bài bản công nghệ trong sản xuất và chế biến gỗ.
>> Ngành gỗ đối phó phòng vệ thương mại: Chủ động ứng phó
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lâm Việt cho biết, mặc dù nhiều doanh có đủ khả năng đầu tư nhưng vẫn loay hoay khi áp dụng.
- Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến gỗ đã giúp nhiều doanh nghiệp trong đó có Lâm Việt tăng trưởng mạnh, thưa ông?
Chúng tôi đã áp dụng tự động hoá cho từng máy, cụm máy hoặc dây chuyền, rồi đến liên hoàn nhiều công đoạn, và cuối cùng là toàn bộ dây chuyền, dần dần thay thế nhân công bởi máy móc tự động hóa. Việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất thông qua hoạt động cải tiến liên tục trong đội ngũ nhân viên nòng cốt.
Lâm Việt đã áp dụng chuyển đổi số từ tháng 12/2012 với giải pháp quản lý tổng thể cho doanh nghiệp. Thời điểm này kho gỗ dư thừa tại Lâm Việt giá trị ước tính lên đến 49 tỷ đồng. Nhưng từ khi có công nghệ, chúng tôi đã tiến hành xử lý phân loại gỗ thừa theo tiêu chuẩn, quy cách rồi đóng kiện đưa vào kho gỗ tận dụng và quản lý số liệu trên hệ thống. Hiệu quả mang lại tức thời, phần mềm cung cấp thông tin kho gỗ tận dụng, kho gỗ nguyên liệu để bộ phận hoạch định sử dụng quyết định cấp phát nguyên liệu cho sản xuất, tận dụng thành công kho gỗ thừa mang lại giá trị kinh tế lớn cho Lâm Việt.
Nhờ tính năng dự báo năng suất và tối ưu hóa của hệ thống đã giúp Lâm Việt chủ động phòng tránh giao hàng trễ hạn, tăng uy tín với khách hàng, đối tác, từ đó chúng tôi có được nhiều đơn hàng lớn từ các Tập đoàn như Kingfisher, Hartman, Silver Cross, JB Global…
- Đâu là rào cản chính khiến doanh nghiệp ngành gỗ khó thực hiện chuyển đổi số, thưa ông?
Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp gỗ là về chi phí đầu tư cao, trong khi các doanh nghiệp còn khá mơ hồ về thông tin và chưa có độ hiểu biết cần thiết về chuyển đổi số. Thiếu cơ sở hạ tầng để triển khai cũng là một khó khăn đáng kể đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, thay đổi tư duy và thói quen làm việc cho nhân sự để đảm bảo áp dựng công nghệ và chuyển đổi số triệt để đang là một bài toán khó giải quyết.
>> Thách thức kép với ngành gỗ
Công ty Lâm Việt đã áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi số giúp giảm chi phí, thích nghi với tình thế. Ảnh: LV
Bên cạnh đó ngành kinh doanh và chế biến gỗ còn gặp rào cản về cơ chế. Cụ thể như chính sách hiện tại chưa hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp, hoặc hỗ trợ không đáng kể với phần thủ tục quá phức tạp. Mặt khác Việt Nam cũng chưa có văn bản pháp luật, các điều khoản quy định chặt chẽ để giải quyết rủi ro rò rỉ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
- Công ty Lâm Việt đã áp dụng chuyển đổi số từ rất sớm và gặt hái được nhiều thành công, vậy ông có lời khuyên nào với các doanh nghiệp cùng ngành?
Trong xu hướng cạnh tranh không liệt hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi số giúp cắt giảm chi phí, thích nghi với tình thế các đơn hàng giảm mạnh.
Doanh nghiệp có thể thấy những thuận lợi dễ thấy nhất của việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số đó là tăng năng suất và sản lượng sản phẩm gỗ, giảm chi phí nhân công, việc quản lý và theo dõi hoạt động sản xuất dễ dàng và bao quát hơn.
Các doanh nghiệp cần tập trung vào đội ngũ quản lý cấp trung trẻ, năng động, đào tạo liên tục, tham quan học hỏi nhiều mô hình tiên tiến nên để chủ động, thích ứng với mô hình quản lý mới như ERP, ISO, BSCI… Doanh nghiệp nên mạnh dạn chuyển đổi số có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...