Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

2023-10-25 16:17:40

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số sáng nay (25/10) tại Hà Nội.

Năm 2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 với các mục tiêu: Đến năm 2025 gồm nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp đạt khoảng 45% GDP. Kinh tế số chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 41, có đề cập đến nội dung quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ; được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức:

DIỄN ĐÀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Thời gian: 08h30 – 11h10, Thứ Tư ngày 25/10/2023
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội

Toàn cảnh Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 25/10/2023 tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn có: Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ; Ông Nguyễn Trung Hậu - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban kinh tế Trung Ương; Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB và XH); Ông Nguyễn Trọng Đường - Chuyên gia chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về phía các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp địa phương, đại diện một số doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư có: Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam; Bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hà Nội (HBA) - Chủ tịch Hiệp hội nữ Doanh nhân Thành phố Hà Nội (HNEW); Ông Ngô Sĩ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Ông Trần Xuân Ngữ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Nam Định; Bà Đỗ Thị Thuý Hương – Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam; Bà Đinh Thị Thuý - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Misa; Bà Bùi Bích Liên - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Emcom; Ông Lưu Văn Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam.

Về phía ban tổ chức có: Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Tham dự Diễn đàn còn có nhiều quý vị đại biểu, quý vị khách tham dự trực tiếp và trực tuyến tại đường link: https://diendandoanhnghiep.vn ; Fanpage Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp;

Ban tổ chức trân trọng cảm ơn các nhà báo/phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm, tham dự và đưa tin về Diễn đàn.

Ban tổ chức trân trọng cảm ơn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty Cổ phần PV POWER; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV đã đồng hành cùng chương trình.

NỀN TẢNG CHO CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, chúng ta đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2023 với nhiều tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết quý III năm nay, cả nước đã có hơn 165.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước cũng đang tăng trưởng rất ấn tượng, đạt hơn 497 tỷ USD với cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD…

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 41, Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Trong đó, quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp. Những định hướng chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế số của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới cũng như đòi hỏi khách quan của phát triển bền vững.

Theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; vượt qua những giới hạn cả về khoảng cách thời gian và khoảng cách địa lý để tìm kiếm, mở rộng thị trường; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ông Hoàng Quang Phòng cũng chỉ ra, phát triển kinh tế số là chặng đường dài, hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là nội dung cấp bách. Đây chính là chìa khoá để chúng ta thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, qua đó nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ kinh tế số.

“Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chúng ta mới tạo nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ ý nghĩa đó, tôi tin rằng, Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” sẽ có những trao đổi thẳng thắn, nhìn thẳng vào thực tế để nhận diện những khó khăn vướng mắc cũng như cơ hội đầu tư từ dòng vốn và công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; lắng nghe ý kiến, đối thoại từ các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế. Từ đó, chúng ta sẽ gợi mở các giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”, Phó Chủ tịch VCCI bày tỏ.

SỐ HOÁ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, thời gian qua Chính phủ đã có những chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chúng tôi đã cùng các bộ ngành,địa phương tập trung nâng cao chất lượng các quy định, giảm thiểu thủ tục hành chính, đổi mới các dịch vụ công đạt một số kết quả.

Việc áp dụng giải pháp số đã mang đến những kết quả tích cực. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.480 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 388/1.086 TTHC; Đưa vào vận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh (đã công khai hơn 15.000 quy định kinh doanh); Tạo ra kênh góp ý về các dự thảo quy định kinh doanh, tra cứu tìm kiếm quy định, gửi vướng mắc đề xuất, định kỳ hàng tuần, hàng tháng đánh giá nỗ lực quy định của các bộ ngành; Đưa ra nhóm chỉ số công khai minh bạch thông tin về quy định kinh doanh. Nhóm chỉ số mức độ hài lòng về chất lượng cải cách các quy định xếp hạng đánh giá nỗ lực cải cách quy định của các bộ ngành.

Những con số thống kê trên cho thấy, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ứng biến nhanh chóng, có chiến lược quản lý và điều hành linh hoạt trong giai đoạn nhiều thách thức, biến động khó lường.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

“Một trong những giải pháp ứng phó linh hoạt và hiệu quả nhất trong giai đoạn khó khăn kéo dài gần 3 năm qua chính là các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đã chủ động ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo để số hoá quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số đã và đang đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, ông Hoàng Quang Phòng phân tích.

Theo Báo cáo nền kinh tế số 2022 do Google và Temasek thực hiện, với tốc độ tăng trưởng đạt hai con số trong giai đoạn 2019 - 2022, kinh tế số tại Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, là một trong ba quốc gia phát triển kinh tế số hàng đầu khu vực.

Dự báo trong những năm tới, kinh tế số tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt khi Việt Nam được đánh giá hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là sự đồng thuận, hỗ trợ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông ngày càng hoàn thiện; dân số trẻ và tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh, mạng Internet và mạng xã hội rất cao…

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao về kinh tế số, phát triển xanh và kết nối khu vực của Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh: “Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trên tinh thần đó, Việt Nam xác định không gian mới là kinh tế số. Lực lượng sản xuất mới là nhân lực số, công nghệ số và dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số”.

Vị Phó Chủ tịch VCCI đánh giá, với tốc độ tăng trưởng cao, năm 2022 kinh tế số đã đóng góp 14,26% GDP. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu kinh tế số đóng góp 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030 như mục tiêu đã đề ra tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52 - NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 41, Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Trong đó, quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp. Những định hướng chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế số của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới cũng như đòi hỏi khách quan của phát triển bền vững.

Theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; vượt qua những giới hạn cả về khoảng cách thời gian và khoảng cách địa lý để tìm kiếm, mở rộng thị trường; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ông Hoàng Quang Phòng cũng chỉ ra, phát triển kinh tế số là chặng đường dài, hiệu quả của hội nhập kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là nội dung cấp bách. Đây chính là chìa khoá để chúng ta thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, qua đó nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ kinh tế số.

“Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chúng ta mới tạo nền tảng cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ ý nghĩa đó, tôi tin rằng, Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” sẽ có những trao đổi thẳng thắn, nhìn thẳng vào thực tế để nhận diện những khó khăn vướng mắc cũng như cơ hội đầu tư từ dòng vốn và công nghệ mới của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; lắng nghe ý kiến, đối thoại từ các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế. Từ đó, chúng ta sẽ gợi mở các giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”, Phó Chủ tịch VCCI bày tỏ.

SỐ HOÁ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho biết, thời gian qua Chính phủ đã có những chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chúng tôi đã cùng các bộ ngành,địa phương tập trung nâng cao chất lượng các quy định, giảm thiểu thủ tục hành chính, đổi mới các dịch vụ công đạt một số kết quả.

Việc áp dụng giải pháp số đã mang đến những kết quả tích cực. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.480 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 388/1.086 TTHC; Đưa vào vận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh (đã công khai hơn 15.000 quy định kinh doanh); Tạo ra kênh góp ý về các dự thảo quy định kinh doanh, tra cứu tìm kiếm quy định, gửi vướng mắc đề xuất, định kỳ hàng tuần, hàng tháng đánh giá nỗ lực quy định của các bộ ngành; Đưa ra nhóm chỉ số công khai minh bạch thông tin về quy định kinh doanh. Nhóm chỉ số mức độ hài lòng về chất lượng cải cách các quy định xếp hạng đánh giá nỗ lực cải cách quy định của các bộ ngành.

Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ)

Về đổi mới thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, ông Nguyễn Hải Phan cho biết: 55,3% bộ ngành, địa phương đã xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên hệ thống trực tuyết giải quyết thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ. Hiện 100% địa phương đã triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Theo đó, tỷ lệ hồ sơ được cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử tại bộ, ngành đạt 24,48% và tại địa phương đạt 38,94%; cấp hơn 3 triệu bản sao chứng thực điện tử; chuyển hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử tại cấp bộ đạt 81,39% và tại địa phương đạt 70,24%. 16 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư, giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận Một cửa.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Ngô Hải Phan cho biết, cần đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Thông qua triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, 19 nghị quyết chuyên đề, đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, phát huy vai trì của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Đặc biệt, phát huy vai trò của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Với các bộ ngành, địa phương, thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách, kiểm soát TTHC, QĐKD; nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC gắn với ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; nhất là về hạ tầng CNTT, số hóa dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến và an toàn, an ninh mạng. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC, nhất là các nhóm TTHC, dịch vụ công liên thông, TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.

Đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn/giảm phí, lệ phí trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến 2025 để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Về cộng đồng doanh nghiệp, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh: doanh nghiệp cần tổng hợp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ - cơ quan thường trực Tổ công tác và Hội đồng tư vấn. Đồng thời, tích cực cho ý kiến về các quy định, TTHC dự kiến ban hành trong các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa khi được Hội đồng tư vấn và các bộ, ngành gửi lấy ý kiến. Đồng thời, chia sẻ, thông tin đến các doanh nghiệp thành viên để khai thác, sử dụng Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh, Cổng Dịch vụ công quốc gia.

KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA DOANH NGHIỆP

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã nhấn mạnh cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số tại Diễn đàn.

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Ông Trịnh Minh Anh cho biết: cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế số của Việt Nam đang trên đà phát triển, tạo ra những mô hình kinh doanh phi truyền thống, từ việc đăng ký kinh doanh, sử dụng hóa đơn điện tử cho đến bán lẻ trực tuyến, bất động sản hay ngân hàng. Ngay trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết trong những năm gần đây cũng có chương riêng về thương mại điện tử.

Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết không đánh thuế xuất nhập khẩu đối với việc truyền dẫn điện tử; không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau và cam kết thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số và tôn trọng quyền tự do thỏa thuận phương thức chữ ký số… tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn.

Nắm bắt cơ hội phát triển từ kinh tế số, ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệ p được thành lập và đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trên các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán trung gian trên nền tảng công nghệ QR Code hay ví điện tử, các giải pháp ngân hàng điện tử.

Bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức trong nền kinh tế số. Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao; năng lực tổ chức, triển khai công nghệ số là những nút thắt cản trở doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi phương thức sản xuất mới, bao gồm cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân… Trong khi đó, khung khổ, môi trường pháp lý; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin… đang tiếp tục hoàn thiện.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nên kinh tế số để bắt kịp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của cuộc Cách mạng lần thứ tư, tránh tụt hậu về công nghệ đang là yêu cầu cấp bách, cần cả vai trò của Nhà nước và tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp.

Theo ông Trịnh Minh Anh, Chính phủ cần quán triệt quan điểm “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” và thực hiện có kết quả các chủ trương, nhiệm vụ về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đã được đề cập trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là điều kiện thiết yếu để tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số.

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, phát huy tính tiên phong của doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nghiên cứu, phát triển, làm chủ kỹ thuật số là nội dung quan trọng. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực theo xu hướng số hóa như năng lượng tự động, hệ thống giao thông vận tải; đào tạo từ xa, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến; quản lý hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh trực tuyến; hệ thống quản lý nông - lâm - ngư nghiệp từ xa, thương mại điện tử được chuyển đổi số…

Bên cạnh đó, cần phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng số; đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, quản lý chặt chẽ và kiểm soát những hình thức thanh toán trực tuyến, nhất là những giao dịch xuyên quốc gia. Chủ động hoàn thiện hệ thống hạ tầng thanh toán số song song với việc thống nhất, đồng bộ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trên toàn quốc.

Đối với các doanh nghiệp, ông Trịnh Minh Anh cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số, điều tiên quyết là phải chủ động đổi mới, sáng tạo, nắm bắt kịp thời các công nghệ mới; chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng cách thức mới để phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ số thành công phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, trình độ năng lực của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nên có phương thức, hướng đi riêng và cách thức chuyển đổi sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tìm kiếm. cơ hội hợp tác về chuyển giao công nghệ, phát triển các phương thức kinh doanh mới. Doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thì càng tham gia tốt hơn vào nền kinh tế số và có cơ hội trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: Báo diễn đàn doanh nghiệp