Trong đại dịch Covid-19, Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đỡ cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn.
>> VCCI cần tổ chức nhóm kết nối đại biểu Quốc hội
Tuy nhiên, rất nhiều chính sách hỗ trợ mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn có một số chính sách lại “chưa đủ, chưa tới, chưa đúng, chưa trúng” đến các doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn công tác của Quốc hội làm việc với VCCI. Ảnh: Nguyễn Việt
Ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai chia sẻ tại cuộc làm việc của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn công tác của Quốc hội với VCCI .
Đơn cử, chính sách hỗ trợ tiền cho người lao động thuê nhà hay chương trình hỗ trợ lãi suất… Riêng với chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động của tỉnh Lào Cai, ông Long cho biết, theo con số thống kê mới chỉ có 242 người lao động được hưởng chính sách này.
Đối với chính sách hỗ trợ 2% lãi suất, ông Long khẳng định gần như các doanh nghiệp Lào Cai chưa được áp dụng.
Với chính sách nhà ở xã hội, theo chủ trương của Đảng, Chính phủ và Nhà nước về việc phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tỉnh Lào Cai cũng đã có những trụ sở hay văn phòng cho thuê nhưng chưa có người thuê.
“Do đó chúng tôi mong muốn cần có những giải pháp để giúp cho những văn phòng cho thuê này được chuyển thành nhà ở cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp được thuê, để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”, ông Long kiến nghị.
Đây là những vấn đề doanh nghiệp cùng với Chính phủ, tỉnh tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp mà như doanh nghiệp của ông Long thì đã có.
Về Luật Đất đai, ông Long đánh giá thời gian qua chúng ta đã chứng kiến hiện tượng “bong bóng”. Đất thương mại dịch vụ khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì rất khó tiếp cận.
Do đó, ông Long đề nghị, với Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ quy định đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất công cộng và đất sản xuất kinh doanh… phải rõ ràng hơn.
Đất ở sẽ có những điều kiện để làm sao cho những đối tượng có nhu cầu thực sự ở thì được tiếp cận, tránh tình trạng đầu cơ đất ở, khi được giá mới bán, còn không bỏ hoang. Trong khi, những vị trí đất đó rất đẹp.
Về đất thương mại dịch vụ, đối với các tỉnh, thành thương mại dịch vụ là quan trọng. Đất đã hình thành thương mại, dịch vụ sẽ rất phát triển, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, là công tác an sinh xã hội.
Nhưng ông Long mong muốn Quốc hội có ý kiến để phát triển hàng triệu doanh nghiệp trong thời gian tới, thì Luật Đất đai cũng phải giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhà hàng, trang trại… là doanh nghiệp thì phải có đất. Đất này doanh nghiệp thuê và trả tiền hàng năm để từ đó giúp cho doanh nghiệp không phải đi vay ngân hàng, chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi đó, các hộ sản xuất kinh doanh mới sớm trở thành doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách giúp cho những hộ sản xuất kinh doanh chuyển lên thành doanh nghiệp, ngoài tuyên truyền, vận động thì cơ quan quản lý phải thay đổi tư duy từ quản lý sang hỗ trợ, đồng hành và tiến tới phục vụ doanh nghiệp.
>> VCCI kiến nghị 8 giải pháp với Quốc hội
>> Tốc độ tăng chi phí chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”
>> Hoạt động lập pháp hướng đến doanh nghiệp và người dân
Ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai. Ảnh: Nguyễn Việt
“Nếu làm được như vậy, tôi tin trong thời gian tới chúng ta sẽ có hàng triệu doanh nghiệp tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp, trở thành thành viên của VCCI’, ông Long bày tỏ.
Vẫn theo ông Long, nếu cho doanh nghiệp thuê đất, trả tiền đất hàng năm thì tỉnh hay địa phương đó sẽ có nguồn thu ổn định và lâu dài. Còn nếu đấu giá đất một lần thì nhiệm kỳ này thu được nhưng nhiệm kỳ sau sẽ hết nguồn thu. Điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp là phải bỏ nguồn vốn ra để thuê và trả tiền mua đất.
Ngoài ra, nhiều dự án đất đô thị đang được triển khai thì phải dừng lại do bị cho rằng đã có thể bị sai luật. Đề cập đến vấn đề này, ông Long dẫn lại chia sẻ của ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, nếu hồi tố lại những dự án này thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp đang triển khai dự án gặp phải khó khăn, thậm chí phá sản. Do đó, ông Long kiến nghị cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai dự án dở dang, cụ thể không hồi tố với các doanh nghiệp đang thực hiện dự án.
Đối với công tác thi đua, khen thưởng, ông Long đánh giá, là những doanh nghiệp tư nhân, trong thời gian qua cũng đã có được sự động viên khen thưởng của tỉnh và trung ương.
Tuy nhiên, ông Long cảm thấy “chạnh lòng” vì Luật Thi đua Khen thưởng đang áp dụng cho quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi, doanh nghiệp tư nhân phấn đấu để trở thành những công ty được Huân chương Lao động hay Bằng khen của trung ương lại rất khó.
Đơn cử, để đạt được Huân chương Lao động từ Hạng Ba lên Hạng Nhì, chủ doanh nghiệp phải có 3 sáng kiến cấp tỉnh, phải trở thành chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
“Chúng tôi, những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế giúp kinh tế đất nước phát triển, giúp cho mình làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, cần có những thay đổi tiêu chí để chúng tôi làm và được biểu dương khen thưởng, đây là động lực cho cá nhân mỗi doanh nhân, là tấm gương cho người lao động hướng tới, cộng động doanh nghiệp noi theo”, ông Long bày tỏ.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...