Hơn nửa thế kỷ, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng trong xúc tiến, đầu tư đã tạo điều kiện du lịch kết hợp thương mại tại Việt Nam đẩy mạnh.
>> Bình Định hợp tác Vietnam Airlines kích cầu du lịch
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, người dân nước này sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới chính là theo chỉ số hộ chiếu Henley. Nhưng chưa đến 20% người Nhật thực sự có hộ chiếu. Đối với một số người không bao giờ đi du lịch nước ngoài, chỉ cần các chuyến đi nội địa ở Nhật Bản là đã đủ. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài ít nhất một lần mỗi năm chỉ chiếm khoảng 10% dân số.
“Theo như tôi nghĩ, người Nhật Bản cũng đã thay đổi thị hiếu và nhu cầu du lịch của mình từ sau dịch. Họ hướng nội và chưa sẵn sàng để du lịch trở lại vì quan ngại nhiễm bệnh và rủi ro. Ngoài ra thu nhập và thời gian cũng khiến họ cân nhắc và sắp xếp lại thời gian cho du lịch” – CEO Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Theo vị CEO này, số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản năm 2022 đã tăng hơn 15 lần so với năm 2021. Và chính người Nhật cũng lựa chọn du lịch nội địa nhiều hơn vì cho rằng trong nước có nhiều điểm đến hấp dẫn. Chi phí cũng là một phần khiến người Nhật ít đi du lịch nước ngoài bởi đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua. Và để lên kế hoạch cho một chuyến du lịch cũng mất nhiều thời gian, họ cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố sức khỏe cũng như tuổi tác… Phần đông những người trước đây thích đi du lịch giá rẻ hoặc không thích đi du lịch thì giờ họ không đi du lịch nữa.
Nhìn từ thị trường du lịch Việt Nam, vị CEO cho rằng, tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, Nhật Bản nằm trong TOP 10 quốc gia có số lượng khách đến Việt Nam đông nhất. Điều này cũng cho thấy, cơ hội để phục hồi du lịch không chỉ từ các tour du lịch thông thường mà các tour thương mại, công vụ cũng được đẩy mạnh khi việc xúc tiến và hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản được tăng cường.
>> Thăm hai ngôi chùa cổ Thái Lan cùng doanh nhân, hoa hậu Amy Lê Anh
CEO Kamimura Việt Nam Nguyễn Thị Hồng bày tỏ: “Giữa Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng và gần gũi, sự phát triển của quan hệ Nhật Bản - Việt Nam từ trước tới nay đều dựa trên sự tương đồng và gần gũi đó. Tôi tin tưởng rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Năm nay đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam (1973-2023). Tôi mong rằng bản thân mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé giới thiệu về hình ảnh của hai nước đến những bạn bè, đồng nghiệp và những người đối tác thân thiết của tôi”.
Từ nửa thế kỷ qua, Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về ODA, chiếm 30% tổng số vốn của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam, khoảng 29,3 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,8 tỷ USD. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4.978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 69 tỷ USD tính đến tháng 12/2022. Hai bên đang hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục…
CEO Nguyễn Thị Hồng chỉ ra rằng, nông sản Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để xuất sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt ở thời điểm hiện tại đang có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn tìm kiếm các nguồn cung thay thế cho nông sản. Đây chính là cơ hội kết nối giao thương, cũng chính là mở ra một thị trường du lịch kết hợp thương mại lâu dài.
CEO Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng, bên cạnh đó, các lễ hội, tổ chức sự kiện, giao lưu văn hóa hoặc thông qua việc dạy ngôn ngữ sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu được văn hóa, tư duy, suy nghĩ Nhật Bản, thói quen làm việc của người Nhật… cũng đang là một trong những hoạt động rất quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự giao lưu kinh tế, văn hóa Việt Nam – Nhật Bản ở các tỉnh, thành phố.
Đồng thời, vị CEO nhấn mạnh: “Các Trung tâm văn hoá và đào tạo tiếng Nhật sẽ là nơi vừa tạo cơ hội cho xuất khẩu lao động địa phương sang làm việc tại Nhật Bản và sau thời gian 3-5 năm, các lao động này quay trở về địa phương sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao mà các công ty Nhật cần đến khi đầu tư tại Việt Nam”.
CEO Kamimura cho biết, mỗi lần về Việt Nam, bà đều mong muốn được mang những nét đẹp văn hóa, con người Nhật Bản và giới thiệu cảnh đẹp của Nhật Bản đến với các bạn du học sinh, những người bạn kỹ sư và đặc định để họ có thêm những động lực và tình yêu với đất nước này.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...