fdfd

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng dệt may

của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý 3, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. "Đây có thể xem là một nỗ lực tuyệt vời của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại. Theo báo cáo của IMF vào tháng 10/2021, tổng sản phẩm xuất khẩu hàng hóa của Thế giới năm 2021 ước tính đạt 13,75 nghìn tỷ USD, giảm 1,3% so với mức 17,58 nghìn tỷ USD năm 202 và giảm 8,75% so với năm 2019", ông nói.

Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song Vitas cho rằng, tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero Covid-19 sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP.

Do đó, Vitas xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo ba kịch bản. Kịch bản 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý 1/2022, các doanh nghiệp tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 – 43,5 tỷ USD.

fd

Nếu không xanh hóa sẽ không đi vào được các thị trường lớn mà

Việt Nam đã ký hiệp định FTA, nhất là COP26 Việt Nam đã cam kết phát thải ròng về 0.

Kịch bản 2 , kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trung bình đạt 40 – 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm.

Kịch bản 3 , trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt mức thấp nhất 38 – 39 tỷ USD.

Cái khó của ngành dệt may là nguyên phụ liệu đầu vào. Tại một số địa phương vẫn cảm thấy ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm nên không mặn mà với các đự án phát triển lĩnh vực này. Song hiện nay dệt nhuộm đã có công nghệ mới. Hơn nữa còn do khâu giám sát và xử lý, công nghệ mới dùng ít nước và nước thải được xử lý, ít gây ô nhiễm môi trường... nên cũng cần thay đổi cách nhìn nhận.

Ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường... để phát triển lĩnh vực này và có thể đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành. Bên cạnh đó, chương trình xanh hóa dệt may được ngành nhìn nhận vấn đề xanh hóa từ rất sớm. Nếu không xanh hóa sẽ không đi vào được các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký hiệp định FTA, nhất là COP26 Việt Nam đã cam kết phát thải ròng về 0.