Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp đứng vững và phát triển, đặc biệt là sau đại dịch COVID - 19, góp phần năng lực cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng vượt trội cho doanh nghiệp.
>>> Doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh sẽ chiếm lợi thế
Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) đã nhấn mạnh tại diễn đàn “Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số” do VCCI phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tập đoàn Meta tổ chức.
Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa cho biết: doanh nghiệp SME chiếm hơn 97% trong tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp tới 45% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Những năm gần đây, các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng và nhu cầu quản lý. Đặc biệt, sau đại dịch COVID - 19, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc, xu hướng tất yếu, khách quan để doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững hơn.
Với thị trường nội địa gần 100 triệu người, dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao với 70% dân số sử dụng Internet (xếp thứ 13/20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet 2 đông nhất thế giới) và có khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam trở thành nước tiên phong ở ASEAN trong việc tận dụng sức mạnh của công cụ số. Dự báo, trong giai đoạn 2023-2025, kinh tế số ở Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ASEAN (31%).
Diễn đàn đã thu hút hơn 400 đại biểu tham dự
Trong báo cáo mới được Meta công bố, 73% người tiêu dùng ở Việt Nam sử dụng tin nhắn để liên lạc với các doanh nghiệp, cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát. Đây là những xu hướng tích cực cho thấy sự năng động, sẵn sàngcủa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc tham gia vào nền kinh tế số.
Theo Phó Chủ tịch Bùi Trung Nghĩa, là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, với tầm nhìn “Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng”, tại Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2021-2026, VCCI đã xác định: Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một trong ba đột phá chiến lược. VCCI đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng ứng dụng và cơ hội trải nghiệm công cụ số để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho hàng chục nghìn lượt doanh nghiệp. Qua đó, đóng góp tích cực vào việc thay đổi nhận thức, tư duy và khả năng ứng dụng các công cụ số một cách hiệu quả trong doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Thái Nguyên được giới thiệu trong cuốn sổ tay điện tử
Một trong những hoạt động hỗ trợ thiết thực là tổ chức diễn đàn “Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số” nhằm tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vượt qua những khó khăn, thách thức và tận dụng cơ hội do chuyển đổi số đem lại.
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp SME còn gặp nhiều thách thức, khó khăn trong chuyển đổi số. Chia sẻ thông tin về vấn đề này, ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với USAID thực hiện khảo sát về chuyển đổi số trong doanh nghiệp và nhận thấy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, rào cản để chuyển đổi số. Cụ thể 60,1% doanh nghiệp phản ánh lo ngại chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,3% doanh nghiệp phản ánh khó khăn về thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thay đổi thói quen của doanh nghiệp, người lao động.
Tại diễn đàn, các đơn vị tổ chức đã trao đổi, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp SME; kết nối các nguồn lực, nền tảng công nghệ số của các đơn vị cung ứng với doanh nghiệp; tư vấn đào tạo giới thiệu sản phẩm, ứng dụng các công cụ nhắn tin và sáng tạo trên nền tảng số; trải nghiệm số và hướng dẫn doanh nghiệp sáng tạo thực tế tăng cường (AR) bằng Spark Studio…
Các doanh nghiệp trải nghiệm ứng dụng nền tảng công nghệ số
Ông Ruici Tio - Quản lý Chương trình chính sách của Meta khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết cam kết hỗ trợ đưa hiện diện của doanh nghiệp SME lên nền tảng trực tuyến và hưởng lợi từ việc tham gia vào nền kinh tế số. Nhân dịp này, VCCI và Meta công bố cuốn sổ tay điện tử giới thiệu 100 doanh nghiệp SME trên nền tảng số nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm kiếm đối tác, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số và sử dụng các nền tảng trực tuyến để truyền thông.
Đây cũng lát cắt tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách thấy được sự chuyển mình tích cực trong các doanh nghiệpSME sử dụng các nền tảng số để tiếp cận khách hàng xuyên biên giới. VCCI dự kiến quảng bá cuốn sổ tay điện tử tới các đối tác trong và ngoài nước thông qua mạng lưới VCCI với mục tiêu tiếp cận 500.000 người.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...