HG Holdings chính thức ra mắt bộ giải pháp quản trị Du lịch & Tăng trưởng Gotadi Business Travel Management (Gotadi BTM), tiên phong ứng dụng công nghệ số vào mô hình quản trị các hoạt động du lịch.
>>>Tái thiết ngành du lịch Quảng Nam: Xanh hơn, văn minh hơn
Theo đại diện Gotadi, đơn vị thành viên của HG Holdings, nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình trải nghiệm, tối ưu hóa thời gian, đảm bảo vấn đề minh bạch và đặc biệt là tiết kiệm được 20% chi phí đi lại, Gotadi BTM ra đời và cung cấp nhiều tính năng đặc biệt như:
HG Holdings chính thức cho ra mắt bộ giải pháp quản trị Du lịch & Tăng trưởng Gotadi Business Travel Management (Gotadi BTM).
Thứ nhất, tự đặt, xuất vé đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng. Nhân viên có thể chủ động thao tác trên cùng một hệ thống, dễ dàng lựa chọn chuyến bay/khách sạn, tự đặt và xuất vé theo quy định và chính sách du lịch của công ty được cài đặt sẵn vào trong hệ thống ngay từ đầu.
Thứ hai, công nghệ vượt trội, bảo mật. Hệ thống 4.0 hoàn toàn tự động từ phê duyệt đến liên thông để đặt và xuất vé/khách sạn. Dữ liệu khách hàng được bảo mật trên AWS (Amazon Web Services) cơ sở hạ tầng bảo mật toàn cầu tốt nhất hiện nay.
Thứ ba, tự động và minh bạch. Dễ dàng kiểm soát, tối ưu và tường minh chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống phân quyền quản trị ngân sách theo từng cấp bậc.
Thứ tư, chủ động quản lý chi phí. Báo cáo 360 độ giúp dễ dàng kiểm soát, tối ưu và minh bạch chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống phân quyền quản trị ngân sách theo từng bậc.
Thứ năm, hỗ trợ chăm sóc 24/7. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ 24/7. Điều đặc biệt, Gotadi BTM cho phép doanh nghiệp có thể xuất hoá đơn giá trị gia tăng.
Ông Ngô Minh Đức - Chủ tịch HG Holdings, Thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch quốc gia cho biết, Gotadi BTM không chỉ là bộ giải pháp về quản trị Đi lại và Công tác. Bản chất của mọi sự vận động là hình thái của phát triển đời sống và tăng trưởng. Gotadi BTM không chỉ mang lại sự tối ưu về chi phí.
“Chúng tôi mong muốn nhân sự của các công ty chủ động hơn, năng động hơn, tìm thấy niềm vui trong mỗi chuyến công tác. Còn đối với các chủ doanh nghiệp, chúng tôi cam kết đồng hành để cùng chuyển đổi số toàn diện, chuyển hoá và phát triển lên tầm cao mới”, ông Đức chia sẻ.
Cũng theo Chủ tịch HG Holdings, quá trình chuyển đổi số là một quá trình rất khó khăn. Từ thay đổi nhận thức của người dùng, thay đổi nhận thức lãnh đạo, đến tạo ra các sản phẩm số đặt khách hàng là trọng tâm. Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực này, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cạnh tranh quốc tế.
>>>Thẻ du lịch thông minh sẽ ra mắt tại hội chợ du lịch ITE HCMC 2022
Ông Ngô Minh Đức - Chủ tịch HG Holdings chia sẻ về những tính năng đặc biệt của Gotadi BTM.
Ông Đức cho rằng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang lúng túng với việc chuyển đổi số. Do đó, ông khẳng định, ngoài việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch, Gotadi cũng sẽ đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp thành công hơn trong việc chuyển đổi số.
Là thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch quốc gia, ông Ngô Minh Đức nhận định, ngành Du lịch Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ông cho rằng, ngành du lịch đang có những tín hiệu khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.
Ngành Du lịch có ba mảng chính, đó là mảng inbound (đưa khách quốc tế đến Việt Nam), mảng outbound (đưa khách Việt đi du lịch quốc tế) và mảng thứ ba là mảng Du lịch nội địa. Nếu như trước dịch COVID-19 , mảng inbound đón khoảng 20 triệu khách/năm, thì trong 8 tháng đầu năm 2022, mảng này mới chỉ đạt 1,4 triệu khác, chỉ bằng 10% so với 8 tháng đầu năm 2019.
Nguyên nhân, theo ông Đức là do 5 thị trường lớn, chiếm 75-80% lượng khách quốc tế đến Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga hiện vẫn chưa mở cửa hoặc chỉ mở “hé”.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang suy yếu do lạm phát tăng cao, xung đột Nga – Ucraine, cùng với việc đồng Euro mất gia và giá dầu tăng cao, kéo theo kéo theo giá vé máy bay giữa Việt Nam – châu Âu tăng gần gấp đôi. Do đó, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn rất thấp.
Ở mảng Du lịch nội địa, ông Đức cho biết, trước dịch, Việt Nam có khoảng 80 triệu lượt khách/năm. Trong 8 tháng đầu năm, lượng khách du lịch nội địa đã vượt 79 triệu khách. Tuy nhiên, từ sau ngày 15/8, khi học sinh đi học trở lại, nhu cầu đi lại trong nước cũng đã giảm hẳn.
Một khó khăn nữa của ngành Du lịch Việt Nam hiện nay được ông Ngô Minh Đức chỉ ra, đó là khó khăn về nguồn nhân lực. Ông cho rằng, trước dịch, cả nước có khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành du lịch, nhưng hiện nay rất nhiều lao động trong số này đã rời bỏ ngành và đi làm công việc khác. Công tác tuyển dụng và đào tạo lại cũng gặp rất nhiều khó khăn.
“Ngành Du lịch Việt Nam cần định hình lại thị trường quốc tê, tập trung vào thị trường Ấn Độ, Trung Đông, những thị trường này vẫn còn dư địa tăng trưởng mạnh về kinh tế. Ngoài ra, chúng ta cũng phải cởi mở hơn về visa, tăng cường ngân sách cho việc quảng bá du lịch... Đây là những điểm mà ngành du lịch cần tập trung trong ngắn hạn”, ông Ngô Minh Đức nhấn mạnh.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...