Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên, thực hiện FTA thế hệ mới đòi hỏi doanh nhân thế hệ mới.
>>> Xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh mới
Thống kê cho thấy 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến điều kiện môi trường, 72% chú trọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51% chú ý đến chất lượng.
Theo đó, FTA thế hệ mới đòi hỏi doanh nhân mới phải có: “Tri thức toàn cầu, hiểu biết địa phương/nước sở tại”; Nỗ lực tự “thoát ra”, tránh sa vào hiệu ứng “ếch bị luộc chín”.
Cụ thể, doanh nghiệp phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm,... để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục các thị trường.
Đặc biệt, cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.
Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị, hướng dẫn về lĩnh vực phòng vệ thương mại để có ứng phó phù hợp trong trường hợp bị các nước thành viên của Hiệp định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Trong đó, về phía các doanh nghiệp, cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu sang EU bền vững.
Về phía quản lý Nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, các trung tâm thử nghiệm và các tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn; có các quy định về nhãn hiệu hàng hóa thân thiện với môi trường; xây dựng và áp dụng các chính sách về tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế.
Chú trọng vào đào tạo nguồn lực có kiến thức về xuất xứ hàng hoá nói chung và quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá tại Hiệp định EVFTA nói riêng, để có thể sẵn sàng tham gia vào cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá hiện nay cũng như trong tương lai không xa.
Thực tế, sau hơn 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực thi hành, đã không ít khó khăn, thách thức được đặt ra, tuy nhiên, cùng với những khó khăn, thách thức thì không ít cơ hội mới cũng được mở ra. Trong bối Cảnh Đại dịch COVID-19 (nhất là Trung Quốc) và Chiến tranh Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực, doanh nghiệp Việt Nam có thể, chủ động tìm hiểu, tham gia M&A với các doanh nghiệp EU và Nga tại 2 thị trường này;
Rà soát, liên kết Tạo lập kênh/thị trường mới, chiếm lĩnh thị phần, mặt hàng, sản phẩm thị trường do doanh nghiệp Nga và EU để lại; xâm nhập thông qua kênh EAFTA (qua Belarussia...); Chủ động tham gia vào kênh ổn định vận tải ổn định thông qua đường sắt qua Trung Quốc, châu Á, Nga, EU để giảm thiểu chi phí vận tải và giảm nhẹ bất trắc theo đường biển.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...