Về yếu tố phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nông nghiệp, cán bộ ngành du lịch, đặc biệt là cấp cơ sở cần được nâng cao trình độ, kỹ năng.
>> Chuyển đổi số du lịch đón đầu nhu cầu
Chia sẻ với DĐDN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh và bền vững, cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng năng lượng và nguồn nước sạch, xử lý nước thải, chất thải...
Theo ông Tuấn, với xu thế ngày nay, dứt khoát phải là phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển du lịch có trách nhiệm.
- Ông nhận định ra sao về những lợi thế tiềm năng của Việt Nam trong tiến trình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn?
Khu vực nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, độc đáo, khác biệt với nhiều quốc gia trên thế giới và có nhiều dư địa để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Theo thống kê của ngành du lịch, trong số trên 1.300 khu-điểm du lịch do các địa phương quản lý có đến 70% là điểm du lịch ở khu vực nông thôn. Thực tế tại nhiều địa phương ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đã và đang làm khá tốt mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề,… tạo được nhiều công ăn việc làm cho nông dân, ít nhiều góp phần phát triển, làm thay đổi bộ mặt nhiều miền quê, đồng thời tiếp tục bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an sinh xã hội.
Điều này cho thấy, du lịch nông thôn đang có vai trò quan trọng trong tổng thể ngành du lịch ở Việt Nam, và có nhiều tiềm năng phát triển để trở thành một bộ phận không thể thiếu của ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch, đáp ứng xu hướng nhu cầu du lịch mới trên thế giới hiện nay.
- Bên cạnh tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn, bất cập, thưa ông?
Có thể thấy, dù có nguồn tài nguyên lớn song du lịch nông thôn ở nước ta hiện còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa phát triển xứng với tiềm năng. Trước hết, phải nói sự hạn chế từ tầm nhìn ngắn hạn với quy mô nhỏ lẻ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp, thiếu vắng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu chuyên về du lịch trong nhiều chương trình, đề tài, đề án, dự án phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tình trạng “ai cũng làm được nghiên cứu, tư vấn về du lịch” vừa qua dẫn đến nhiều công trình, đề tài, dự án về du lịch nông nghiệp, nông thôn được thông qua nhưng khó có thể triển khai trên thực tế. Lãng phí nguồn lực là điều đáng bàn. Hạ tầng cho phát triển du lịch nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu, tính hệ thống và sự kết nối chưa cao.
Mặt khác, sản phẩm dịch vụ của chúng còn khá đơn điệu, thiếu tính độc đáo, sáng tạo. Phương thức tổ chức cung cấp dịch vụ tại các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng còn hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn với khách du lịch.
>> 5 câu hỏi "chìa khoá" của ngành du lịch
Bên cạnh đó, vấn đề tiếp thị, quảng cáo sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa được chú trọng. Nhiều nông hộ, doanh nghiệp chủ yếu chú ý việc tạo ra sản phẩm, ít quan tâm đến vấn đề tiếp cận và thâm nhập thị trường. Thêm nữa, nguồn nhân lực cũng như kỹ năng phục vụ du lịch nông nghiệp còn thiếu và yếu… Đặc biệt, việc liên kết phát triển du lịch nông nghiệp giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh còn hạn chế, nhất là liên kết giữa ngành du lịch và ngành nông nghiệp trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được đẩy mạnh. Vai trò điều phối liên ngành trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được phát huy.
- Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển mang tính tất yếu được nhiều quốc gia quan tâm. Đối với Việt Nam, ông có khuyến nghị như thế nào để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, thưa ông?
Để phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, trước hết, cần tổ chức rà soát quy hoạch, xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn riêng của từng địa phương.
Ngoài ra, cần xác định sản phẩm chủ đạo, đặc sắc của địa phương. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng, khác biệt và đa dạng. Cần phải lưu ý đến yếu tố “tôn trọng môi trường”, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, nước, năng lượng xanh - sạch, đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý chất thải nước thải tại các khu, điểm du lịch để hạn chế “phát thải khí nhà kính” và gây ô nhiễm môi trường.
Về yếu tố phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nông nghiệp, cán bộ ngành du lịch, đặc biệt là cấp cơ sở cần được nâng cao trình độ, kỹ năng. Đặc biệt, nhân lực của chúng ta cần được trang bị năng lực trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, được tiếp cận công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá, truyền thông. Đối với các hộ dân làm du lịch cộng đồng, cần bổ sung vốn kiến thức về văn hóa bản địa, nâng cao niềm tự hào về bản sắc văn hóa và truyền thống địa phương, tăng cường đào tạo cung cách, kỹ năng và thái độ phục vụ du lịch, đặc biệt là sự chân thành, thân thiện với khách du lịch.
Mặt khác, nói đến phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, cần phải lưu ý đến yếu tố sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, sản xuất và sử dụng nguồn nước, năng lượng xanh - sạch, hạn chế “phát thải khí nhà kính”.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...