Doanh nhân ngày nay là “đầu máy”, là động lực làm nên tốc độ phát triển của nền kinh tế, doanh nhân giàu có thì mới mong xã hội thịnh vượng.
>> “Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình
"Doanh nhân tiến bộ thì mới mong xã hội văn minh, doanh nhân có đạo đức thì mới mong xã hội thiện hòa", TS. Lê Hoàng Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh về đạo đức làm người là nền tảng của đạo đức kinh doanh .
Ông Lê Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Cẩm Nương
Chia sẻ về việc doanh nhân ngày nay có thể học được gì từ tư tưởng kinh doanh của cụ Lương Văn Can, TS. Lê Hoàng Dũng cho rằng trong sự phát triển của doanh nhân và nền kinh tế, mặc dù tư tưởng kinh doanh của cụ Lương Văn Can thể hiện trong các trước tác và cả trong những hoạt động thực tiễn kéo dài gần 30 năm đầu thế kỷ XX, nhưng vẫn luôn là kim chỉ nam soi đường cho doanh nhân ngày nay.
Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu công phu mới có thể thấu hiểu và diễn giải đầy đủ. Theo những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện, doanh nhân thời đại mới có thể học hỏi tư tưởng kinh doanh của Lương Văn Can trên ba phương diện.
Về "thương đức" tức là đạo đức kinh doanh, Lương Văn Can nhấn mạnh giá trị đạo đức trong kinh doanh, xây chữ đức trong đạo kinh doanh: kinh doanh phải có "tâm" và có "đạo". Đó là cái "tâm" trung thực và cái "đạo" công bằng.
Người kinh doanh phải biết cần kiệm, tận tụy với nghề, sử dụng của cải, tiền bạc sao cho có ích, đúng nơi, đúng lúc. Doanh nhân ngày nay phải vượt khỏi tầm vóc "con buôn" thời trước, tự nhận về mình trách nhiệm đối với sự phát triển xã hội và vận mệnh đất nước.
Về "thương học" tức là khoa học kinh doanh, Lương Văn Can xác định vị trí của kinh doanh như là một bộ phận trong chiến lược lớn thuộc đại cuộc quốc gia, dân tộc, để quan tâm nghiên cứu, phát triển nó theo cách vừa mang ý nghĩa giá trị thiết thực đối với sự nghiệp giải phóng đất nước lúc đương thời, cũng như đối với mục tiêu dân giàu nước mạnh về lâu dài.
>> Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng nhiều sáng kiến
>> Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đốt ngọn lửa nhỏ để tạo ra ánh lửa hồng!
>> Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch
>> Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
Về "thương tài" (tài năng, năng lực kinh doanh), Lương Văn Can khuyến cáo người kinh doanh muốn thành công cần phải có tài năng, năng lực kinh doanh thật sự, chứ không thể "được chăng hay chớ". Bởi vì ngày nay, tổ chức buôn bán đã mang tính chuyên môn hóa, người kinh doanh phải tự nâng tầm chứ không thể “lơ mơ” về phương tiện và cách thức hoạt động kinh doanh.
Vẫn theo TS. Lê Hoàng Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập, những tư tưởng kinh doanh của Lương Văn Can vẫn còn giá trị soi đường cho các thế hệ hôm nay, cả đối với những người khởi nghiệp kinh doanh và những người kinh doanh thành đạt.
Bởi trong kỷ nguyên của nền kinh tế dịch vụ, kỷ nguyên thông tin và xã hội tri thức của thế kỷ XXI này, bên cạnh thông tin, tri thức và những yếu tố khác làm nên dân giàu nước mạnh, Việt Nam vẫn cần phải gia cố phần nền móng là giáo dục. Và trong nền móng giáo dục ấy, rất cần những vật liệu là các di sản văn hóa có giá trị lâu dài như sự nghiệp và tư tưởng của các nhà cách mạng Duy Tân.
“Đối với doanh nhân, tạo ra sản phẩm tốt đúng là một cách để phụng sự xã hội. Tuy nhiên, phụng sự xã hội đâu phải chỉ là chế tạo sản phẩm, cung ứng hàng hóa. Để phụng sự xã hội tốt hơn nữa, thiết tưởng doanh nhân còn phải có tâm thế đồng hành, đồng tiến cùng xã hội, để luôn cầu thị, tự nâng tầm tri thức kinh doanh, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, TS. Lê Hoàng Dũng bày tỏ.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...