Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch VCCI. Ảnh: Quốc Tuấn
Trong một lần đàm luận về doanh nghiệp, doanh nhân và sự giàu có trong xã hội, TS Trần Đình Thiên tổng kết đại ý, xã hội ta từng tồn tại quan điểm “ghét người giàu như muốn xúc đất đổ đi” và “giấu giàu”.
Từ chỗ thù ghét, đối địch, “xúc đất đổ đi”, coi là con buôn, con phe, xếp cuối cùng trong “tứ giai” đang dần chuyển sang thái độ tôn trọng và tôn vinh. Xu hướng này đang ngày càng mạnh lên.
Có lẽ là do truyền thống Nho giáo cộng với gốc gác văn minh lúa nước, môi trường sinh trưởng bị ràng buộc bởi các mối quan hệ xã hội chằng chịt, gia đình, làng xóm, cộng đồng; từ làng, liên làng và siêu làng.
Tập tính dựa vào nhau để “trị thủy” chinh phục tự nhiên, chiến đấu với kẻ thù lâu dần nảy sinh tâm lý cào bằng, đồng đều, trong cộng đồng xưa cũ này cá nhân nổi trội thường bị dò xét, trở thành chủ đề đàm tiếu, đơm đặt.
Văn hóa Nho giáo trọng chữ nghĩa hơn tiền bạc, sống thiên về danh dự, đôi khi sĩ diện thái quá mà coi nhẹ phương diện tìm kiếm vật chất, thực tế ở đây là buôn bán, giao thương, vì thế “công” và “thương” bị xếp sau “sĩ” và “nông”.
Công cuộc đổi mới đất nước, xé bỏ rào cản trong tư duy, mạnh dạn hội nhập giúp đả thông tư tưởng. Đặc biệt bang giao kinh tế, thương mại ngoài lãnh thổ và đòi hỏi cách tân đất nước, chống tụt hậu đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của đội ngũ doanh nhân.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, hành trình phía trước để đưa Việt Nam sánh vai
các quốc gia phát triển vào năm 2045 còn rất nhiều chông gai, thách thức.
Khoan hãy nói đến chữ TÂM bên cạnh TIỀN và TÀI, duy một việc cá nhân làm giàu đã tự khắc đem lại lợi ích cho xã hội. Trước hết làm thay đổi tư duy của số đông, giống như câu hỏi đầy khắc khoải của hàng vạn thanh niên hiện đại: “Tại sao tôi nghèo?”, “Tôi có thể làm giàu được không?.
Người giàu đóng vai trò là trung tâm của sự thay đổi, họ dẫn dắt xu hướng, là những hình mẫu để noi theo, học hỏi nhau, theo chân nhau tìm tòi tạo ra của cải vật chất. Trong tất cả mọi nền kinh tế, doanh nghiệp là “tế bào”, doanh nhân là “chiến sĩ” trên mặt trận cạnh tranh để trở nên hùng cường.
Công ăn việc làm, của cải vật chất, đóng góp ngân sách quốc gia, tham gia chủ đạo vào phúc lợi xã hội. Đó là tác động dây chuyền mang tính tất yếu. Doanh nghiệp cũng là nơi đo đếm tính hiệu quả của chính sách vĩ mô.
Nhìn rộng ra, doanh nghiệp như bộ mặt nền kinh tế, nhiều hơn, đó là hình ảnh đại diện quốc gia trên trường quốc tế, chuyển tải niềm tự hào dân tộc. Nói đến Mc Donald, Google, Microsoft là hàm ý nền kinh tế Mỹ; nhắc đến Toyota, Lotte, Samsung, Huyndai, Kia mặc nhiên đề cập đến các quốc gia thịnh vượng Nhật, Hàn.
Cũng như vậy, Việt Nam có Vingroup, Vinamilk, FLC, Viettel,… đang đảm nhiệm vai trò dẫn dắt nền kinh tế, minh chứng cho thành quả thực hiện mục tiêu “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup phát biểu tại Hội nghị.
Vì vậy, không có lý do gì không tôn vinh, tôn trọng người giàu - doanh nhân, doanh nghiệp và khích lệ làm giàu chính đáng, hài hòa. Bên cạnh sự đồng hành từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương như từ trước tới nay - họ, doanh nghiệp, doanh nhân cần được chia sẻ và thấu hiểu nhiều hơn nữa.
Trong cuộc gặp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam mới đây Thủ tướng bày tỏ cảm ơn, tri ân đội ngũ doanh nhân luôn đồng hành cùng đất nước với những nỗ lực, đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng.
Chính vì thế, Chính phủ và Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt coi trọng “sức khỏe doanh nghiệp”, điều đó không chỉ nói lên tính ưu việt của chính sách, thể chế mà còn nhấn mạnh vai trò của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, hành trình phía trước để đưa Việt Nam sánh vai các quốc gia phát triển vào năm 2045 còn rất nhiều chông gai, thách thức. Nhưng lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Bà Thái Hương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân nữ Việt Nam. Ảnh: Quốc Tuấn
Đội ngũ làm kinh tế là những mũi giáp công. Không có lý gì mà bộ máy hành chính và thiểu số người thừa hành công vụ xem doanh nghiệp, doanh nhân là nơi để vòi vĩnh, dùng quyền hành để đổi chác lợi ích. Thực tiễn này diễn ra không ít.
Bên cạnh sự đồng hành thường thấy, có nhau khi khó khăn, hài hòa khi lợi ích - thiết nghĩ cần được thể hiện nhiều hơn, không chỉ là Chính phủ mà các địa phương nên khiêm nhường quyền lực trước nhà đầu tư, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và những cá nhân có khát vọng làm giàu.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...