Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua đại dịch, chúng ta nhìn rõ hơn thực lực của nền kinh tế.
Đại biểu Quốc hội - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Ảnh: Quốc hội)
Bàn về giải pháp phục hồi kinh tế năm 2021, 2022, tại buổi họp tổ ở Quốc hội , Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất bổ sung thêm các nhiệm vụ , giải pháp làm sao nâng được nội lực kinh tế . Vì qua đợt dịch COVID -19 vừa qua, nhận thấy năng lực kinh tế trong nước , doanh nghiệp trong nước rất hạn chế .
Bộ trưởng cũng nhìn nhận, lĩnh vực thành công năm nay là xuất khẩu, mặc dù xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn vẫn tăng trưởng 18,8%, nhưng khu vực doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu còn rất nhỏ chỉ chiếm trên dưới ¼, cón ¾ là do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, ngành chế biến chế tạo đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu, nhưng lại nằm ở khu vực FDI.
Bộ trưởng Công Thương cho rằng, cơ hội của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký mang đến nhiều lợi ích, nhưng để được hưởng các lợi ích này, vẫn còn một khoảng cách nhất định. Theo đó các giải pháp phục hồi kinh tế vẫn phải tập trung để nâng nội lực kinh tế đất nước và khả năng của các doanh nghiệp Việt.
Bộ trưởng nêu, chúng ta đã đặt ra mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập của đất nước từ rất sớm và cũng có nhiều nỗ lực. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận đến thời điểm này công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vẫn còn khó khăn. Các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hóa chất, chế tọa, chế biến, điện tử… phát triển chưa được như kỳ vọng. Để phát triển những lĩnh vực này cần có hệ thống cơ chế chính sách dài hạn.
Liên quan đến vấn đề năng lượng, hiện nay cả thế giới đang điêu đứng về năng lượng: Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, bởi nhiều nguyên nhân do tổng cầu tăng sau COVID-19 và do tổng cung nguyên liệu sơ cấp nhất là nguyên liệu hóa thạch cũng giảm...
Theo Bộ trưởng Diên, ngay từ thời điểm này họ đã đóng cửa khai thác nguyên liệu hóa thạch. Chính vì thế giá năng lượng cao và khả năng dự báo khủng hoảng năng lượng của cả thế giới sẽ diễn ra trong những năm tới và Việt Nam khó tránh khỏi.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã được giao tham mưu để rà soát Quy hoạch điện VIII và hiện nay việc rà soát đã cơ bản hoàn thành. Bộ đã lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan và đã trình Chính phủ. Theo đó, quy hoạch mới đã có dự báo tương đối sát với tổng cầu của Việt Nam giai đoạn 2030 - 2045, đồng thời đã bước đầu rà soát cân chỉnh để cân đối các nguồn điện, kể cả cân đối nguồn điện truyền thống, nguồn năng lượng mới, cân đối vùng miền, cân đối giữa nguồn và hệ thống truyền tải.
Quan trọng là cơ chế điều hành như thế nào. Bộ đề xuất cơ chế điều hành khắt khe trong Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, hàng năm giao cho Bộ Công Thương được quyền 6 tháng một lần rà soát, nếu dự án mà không thực hiện theo tiến độ thì có hình thức phạt theo cam kết. Đặc biệt, sau 18 tháng không thực hiện được thì cấp có thẩm quyền thu hồi dự án.
"Với cơ chế điều hành rất khắt khe quyết liệt như vậy, hy vọng việc cung ứng điện năng cho đất nước có thể giải quyết được" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...