Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, để doanh nghiệp phát triển cần tạo khuôn khổ để doanh nghiệp có thể làm được tốt.
>> Phát huy truyền thống đạo đức văn hoá kinh doanh trong bối cảnh hội nhập
Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới”
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới” bà Phạm Chi Lan, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, thời kỳ trước đổi mới nhu cầu kiếm sống mưu sinh buộc những người buôn bán kinh doanh làm ăn bất chấp.
Nhưng khi bắt đầu có đổi mới, công nhận và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời năm 1990, 1991 đã bước đầu tạo nền tảng chính danh cho doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, thứ nhất, người kinh doanh bắt đầu chuyển mạnh qua hoạt động chính danh, tuân thủ pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay.
Thứ hai theo truyền thống của người Việt Nam về “thương người như thế thương thân”, đùm bọc lẫn nhau thì những người làm kinh doanh ở Việt Nam có ý thức đó rất cao, thấm vào máu của người Việt Nam qua các thời kỳ gian khổ và tiếp tục thúc đẩy khi làm kinh doanh. Thúc đẩy người làm kinh doanh làm sao để cung ứng được sản phẩm nhiều nhất cho xã hội, bù đắp những thiếu thốn kinh khủng của thời kỳ đầu.
Thứ ba , phương châm từ xưa là “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” do đó người làm kinh doanh đã hiểu, hết sức chú trọng giữ uy tín với khách hàng, đối tác.
“Những điểm mạnh kể trên vẫn xuyên suốt trong quá trình kinh doanh. Ngày nay chúng ta ngày càng mở rộng các tiêu chí”, bà Chi Lan cho biết.
Theo đó, khi VCCI xây dựng Quy tắc đạo đức doanh nhân, khi thảo luận đã đưa ra 20 điều khác nhau có thể đưa vào làm tiêu chí, nhưng sau đó đã bàn bạc, chắt lọc thu gọn, có những điểm ghép lại với nhau để đưa ra 6 nội dung. Nhưng 20 điểm này đều được doanh nhân quan tâm trong quá trình kinh doanh.
>> Đạo đức và văn hoá kinh doanh là nguồn lực sức mạnh của doanh nghiệp
Bà Phạm Chi Lan, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
“Khi xã hội phát triển, cuộc sống, quan hệ xã hội mở rộng thì các yêu cầu với doanh nghiệp ngày càng nhiều, càng đa dạng, không chỉ từ góc độ pháp luật, khách hàng mà từ những người tiêu dùng quan tâm đến cuộc sống chung đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng, chưa kể chúng ta đang bước sâu vào quá trình hội nhập với tất cả tiêu chuẩn từ quốc tế’, bà Phạm Chi Lan nói.
Vì vậy, những người kinh doanh hiểu và cố gắng đáp ứng. Tuy nhiên còn thấy không ít chuyện lùm xùm. “Gần đây những câu chuyện nghiêm trọng khiến Nhà nước phải “ra tay” với những người tưởng chừng đã đạt chuẩn mực, những lĩnh vực cần đặt tiêu chí đạo đức lên hàng đầu như y tế, giáo dục…. báo động về đạo đức kinh doanh khiến chúng ta phải xem lại nền tảng đạo đức xã hội”, bà Chi Lan nói.
Do đó, những tiêu chí nền tảng đạo đức xã hội là yêu cầu tất yếu. Hay tiêu chí về liêm chính phải bắt đầu từ những người công chức, tránh việc “đòi hỏi” để người kinh doanh phải “trả giá” cho quyền kinh doanh. Muốn có liêm chính cho doanh nghiệp thì liêm chính trong bộ máy nhà nước phải được đề cao.
“Những quy định thể chế phải được thực hiện nghiêm, những chuẩn mực của chúng ta thực sự vẫn quan tâm bên ngoài thay vì bên trong. Việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là mong muốn được Chính phủ thực hiện nhiều năm qua. Trong khi đó chúng ta lại tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài thay vì doanh nghiệp trong nước, những cái khó dồn nặng lên doanh nghiệp nhỏ trong nước. Đây là điều lo lắng trong hội nhập.”, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Do đó, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, để doanh nghiệp phát triển cần tạo khuôn khổ để doanh nghiệp có thể làm được tốt. Hiện có quá nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn được ra đời trong bối cảnh mới khiến doanh nghiệp dù muốn hay không phải áp dụng như các tiêu chuẩn nguyên liệu, lao động, môi trường…đòi hỏi doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...