Cách doanh nghiệp "nói có đi đôi với làm" hay không là biểu hiện rõ nét nhất của đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp.
>> Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI), chuyên gia tư vấn thương hiệu chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.
PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI). Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Theo PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, muốn có một cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân văn hóa, trước hết pháp luật phải xử những doanh nghiệp vi phạm, có xử lý được các vi phạm thì mới hô hào, kêu gọi doanh nghiệp hành xử có văn hóa.
Nhấn mạnh khía cạnh đạo đức kinh doanh, PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh đặt ra vấn đề, đạo đức kinh doanh là làm ra sản phẩm tốt, trung thực, để cung cấp cho khách hàng. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, mà còn phải trung thực với đối tác và phải là người tiêu dùng có trách nhiệm. Xây dựng thương hiệu không chỉ là quản trị dấu hiệu (logo, nhận diện) mà phải hướng đến quản trị tài sản thương hiệu, trong đó có vấn đề văn hoá.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đánh giá, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang coi trọng lợi nhuận của mình hơn là quyền lợi của khách hàng. Mỗi khi có khiếu kiện từ phía khách hàng về sản phẩm lỗi, doanh nghiệp vẫn tìm cách đổ lỗi cho khách hàng mà rất ít doanh nghiệp dám nhận trách nhiệm.
>> Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu thiếu đạo đức
>> Nền tảng văn hóa tạo dựng doanh nghiệp kiên cường
>> PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá
“Chỉ khi doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, gây dựng niềm tin và làm cho khách hàng hài lòng nhiều hơn là coi trọng lợi ích của mình, khi đó mới có thể nói đến đạo đức kinh doanh”, PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh nhấn mạnh.
Vẫn theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, văn hóa doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà len lỏi trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình kinh doanh, từng ngày từng giờ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả để quảng bá cho thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, có không ít doanh nghiệp ở Việt Nam đang đặt mục tiêu “tối cao” là phấn đấu vì lợi nhuận, trong khi thế giới đã bỏ xa tư tưởng này từ lâu để nâng cao giá trị của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế một cách bền vững trong tương lai.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh cho rằng, lợi nhuận có thể đạt được theo từng kỳ dựa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng định giá doanh nghiệp thì lại phải dựa vào thương hiệu.
Do đó, việc theo đuổi văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh là việc mà các công ty phải đặt lên hàng đầu. Tạo được niềm tin cho người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp có sẵn sàng bước chân vào "thế giới không có sự giả dối" hay không?
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...