Giới doanh nhân có vai trò và ảnh hưởng rất lớn về văn hoá đạo đức trong xã hội. Do đó, việc xây dựng đạo đức văn hoá của doanh nhân có yếu tố hết sức quan trọng.
>> Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương khảo sát việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW tại Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công. Ảnh: Nam Nguyễn
Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, cách đây hơn 10 năm, vào cuối năm 2011 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về doanh nhân, doanh nghiệp.
Ý nghĩa của Nghị quyết rất quan trọng trong 10 năm triển khai. Sau 2 năm ban hành Nghị quyết, lần đầu tiên Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng chính thức ghi nhận doanh nhân, vị trí của doanh nhân trong Hiến pháp. Đây là nền tảng để các chính sách tiếp theo được ban hành.
Trong 10 năm qua, đội ngũ doanh nhân đất nước ta đã phát triển vượt bậc. Đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 860.000 doanh nghiệp, 5,1 triệu hộ kinh doanh cá thể, trên 15.000 HTX, gần 10 triệu doanh nhân.
“Đây là đội ngũ hết sức đông đảo, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây đựng và phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời góp phần đưa Việt Nam có được vị thế như ngày hôm nay”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.
Trong tương lai, vai trò của đội ngũ doanh nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 – 2045.
Để kinh tế đất nước phát triển đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, thì lực lượng doanh nhân chính là những người tổ chức, sắp xếp, phát huy lực lượng sản xuất của xã hội, xây dựng kinh tế. Trong đó, Bộ VHTT&DL có vai trò kép rất quan trọng.
Thứ nhất, Bộ VHTT&DL là bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Gắn với đội ngũ doanh nhân ngay trong Nghị quyết 09 có nêu, xây dựng đội ngũ, xây dựng con người thì trước tiên phải xây dựng văn hoá và đạo đức. Đạo đức, văn hoá kinh doanh là câu chuyện lớn. Bộ VHTT&DL không chỉ quản lý doanh nhân mà cả văn hoá, xã hội của cả đất nước.
>> Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu
>> Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
>> Dấu ấn văn hoá người đứng đầu
>> “Phần hồn” của doanh nghiệp
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Nam Nguyễn
Thứ hai, văn hoá, thể thao, du lịch hiện nay cũng là một ngành công nghiệp. Đơn cử, bóng đá đối với các nước là một ngành rất lớn.
“Do đó, tại cuộc làm việc này, chúng tôi muốn lắng nghe các đồng chí chia sẻ thêm các thông tin, như công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Ban cán sự về các giải pháp, định hướng trong việc xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh giai đoạn vừa qua cũng như giai đoạn sắp tới”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, Nghị quyết 09 vẫn còn nguyên giá trị sau 10 năm ban hành. Nhưng bối cảnh và tình hình đất nước và quốc tế đã hoàn toàn thay đổi, cho nên định hướng sẽ ban hành nghị quyết mới.
Trong nghị quyết mới này, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn sắp tới sẽ đặt mạnh vấn đề xây dựng đạo đức văn hoá kinh doanh là nền tảng.
“Chúng ta xây dựng đội ngũ doanh nhân tức là xây dựng con người, và con người thì phải có đức và tài, lấy đức làm đầu. Nếu không có đức thì như thời gian vừa qua chúng ta chứng kiến có rất nhiều vụ việc xảy ra”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Giới doanh nhân có vai trò và ảnh hưởng rất lớn về văn hoá đạo đức trong xã hội. Do đó, việc xây dựng đạo đức văn hoá của doanh nhân theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công có yếu tố hết sức quan trọng.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...