Ông Nguyên Lê Phúc – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc và là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch hiện nay.
>> CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Vấn đề sống còn của doanh nghiệp
LTS: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, mục tiêu đến năm đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Có thể thấy chuyển đổi số có vai trò to lớn trong định hình tương lai của ngành du lịch, đặc biệt sau thời gian dài thế giới chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Chuyển đổi số giúp cải thiện trải nghiệm của du khách. Trong đó, khách du lịch sẽ được hưởng lợi khi trải nghiệm những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) và Chatbots; công cụ chia sẻ, đánh giá về dịch vụ…
Chuyển đổi số cũng giúp nâng cao hiệu quả vận hành của doanh nghiệp du lịch. Việc ứng dụng công nghệ vào các khâu marketing, quản lý booking, quản lý khách hàng, điều hành nội bộ… sẽ giúp chuẩn hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất, tăng tính kết nối trong hệ thống điều hành.
Ngòai ra, chuyển đổi số giúp cơ quan quản lý đổi mới mô hình, phương thức quản lý, tăng cường tính kết nối liên thông với các doanh nghiệp du lịch.
- Xây dựng các nền tảng thông minh trong lĩnh vực du lịch là một trong những đòi hỏi của chuyển đổi số, thưa ông?
Thời gian qua, để hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, Tổng cục Du lịch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ giải pháp như: Tham mưu Bộ VH-TT&DL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Tổng cục đã xây dựng các nền tảng số dùng chung của ngành du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, xúc tiến thị trường, phát triển sản phẩm…
Xác định việc ứng dụng công nghệ góp phần đảm bảo du lịch an toàn, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xây dựng các ứng dụng công nghệ để phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Tiêu biểu là “ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn” dành cho khách du lịch; “Ứng dụng Hướng dẫn Du lịch Việt Nam” dành cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý; “hệ thống đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19” đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên toàn quốc.
Để hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi số, năm 2021 Tổng cục Du lịch bắt đầu triển khai hỗ trợ các địa phương xây dựng “điểm đến du lịch thông minh”, trước mắt tại Hà Giang, Thanh Hóa...
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink tại lễ ra mắt dự án Google Arts & Culture - Kỳ quan Việt Nam
- Để thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch cần phải có sự chuyển mình, thưa ông?
Để thúc đẩy quá trình này ngành Du lịch sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình, đề án chuyển đổi số trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngành du lịch sẽ từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, trong đó, ưu tiên phát triển Trục liên thông hệ thống thông tin từ Trung ương đến cơ sở phục vụ công tác quản lý nhà nước; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; Sàn thương mại điện tử kết nối doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và khách du lịch; Hệ thống các kênh truyền thông quảng bá du lịch Việt Nam trên nền tảng số.
Đồng hành cùng phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ được chúng tôi ưu tiên, qua đó tạo sân chơi cho các doanh nghiệp trẻ phát huy sự đổi mới, sáng tạo, đóng góp các ý tưởng mới.
Ngành du lịch cũng phát huy mạnh mẽ cơ chế hợp tác công tư, hợp tác quốc tế, hợp tác với các tập đoàn công nghệ toàn cầu để tận dụng tri thức và nguồn lực. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành du lịch nâng cao kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...