Làng chài được xem là nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng ngư dân, khai thác giá trị văn hóa làng chài như một sản phẩm du lịch cũng chính là cách nuôi dưỡng, bảo tồn văn hóa địa phương.
>> Cơ hội mới trong hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Việt Nam là một quốc gia ven biển với bờ biển dài 3260km trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên, Việt Nam có địa lý chính trị và địa kinh tế rất quan trọng mà không phải quốc gia nào cũng có.
Và cũng do địa lý nên cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng gắn với biển đã tạo ra những nét đặc trưng với những kiến trúc và văn hóa sống đa dạng, mang theo màu sắc và hương vị đặc trưng, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
Nhưng không ít làng chài với những giá trị đặc trưng và lễ hội đang đối diện nguy cơ mất đi trước quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Cùng với đó, phần lớn các địa phương lại chủ yếu tập trung đầu tư hạ tầng, lưu trú, còn việc xác định những giá trị văn hóa, kết nối doanh nghiệp, truyền thông thị trường… dường như chưa được các địa phương ven biển chú trọng đúng mức.
Theo TS. Đặng Hoàng Vũ – Bộ môn Lịch sử Kiến Trúc, khoa Kiến trúc, Đại học Duy Tân, “Hàng chục năm sau giải phòng, hầu hết các đô thị kể cả các đô thị vùng biển chỉ được phát triển tập trung dọc theo các tuyến đường bộ. Ngay cả các đô thị - Cảng thị như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn; hay đô thị biển với tiềm năm khai thác Dầu khí như Vũng tàu, Quảng Ngãi, hay đô thị biển với ưu đãi cảnh quan như Thanh Hoa, Vĩnh, Huế, Nha Trang, Phan Thiết,… hầu hết đều tập trung phát triển dọc theo tuyến đường bộ. Nghề cá và làng chài là điển hình của cuộc sống bấp bênh, mưu sinh dựa nhiều vào điều kiện thời tiết".
TS. Đặng Hoàng Vũ đánh giá, không gian sống văn hóa làng biển bị thu hẹp dần. Điều này đặt ra vấn đề là làm thế nào để gìn giữ những nét văn hoá, bảo vệ được các di sản kiến trúc và văn hóa bản địa của các khu định cư ven biển, điển hình là làng chài trước sức ép của đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Đứng trước nguy cơ này, nhiều tỉnh, thành phố gắn với biển đã đưa ra nhiều biện pháp và đề án nghiên cứu cho việc phát triển du lịch làng chài. Phát triển du lịch làng chài gắn liền với phát triển du lịch biển đảo. Đó là việc xây dựng các loại hình, sản phẩm kết hợp giữa đất liền với biển đảo; giữa di sản văn hóa với môi trường sinh thái, thiên nhiên; giữa du lịch trải nghiệm với du lịch hưởng thụ nhằm tạo nên sự phong phú, đa dạng cho khách.
Có những khu vực biển được giao cho cộng đồng ngư dân quản lý, bảo vệ, khai thác du lịch. Đây cũng là nét văn hóa sinh hoạt mới trong cộng đồng ngư dân có thể thu hút du khách tìm hiểu, trải nghiệm khi đến đây. Du khách lưu trú tại các homestay, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng ngư dân địa phương, như: Câu mực đêm, bơi thúng, tự tay làm các sản phẩm, chế biến món ăn…
Ở Việt Nam có rất nhiều làng chài đẹp, vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hóa từ những thế kỷ trước như: Làng chài Cửa Vạn (Vịnh Hạ Long), làng chài Cái Bèo (Hải phòng), Làng chài Nhơn Lý (Quy Nhơn), Lăng Cô (Huế), Mũi Né (Phan Thiết),… Một số địa phương đã và đang nỗ lực trong công tác bảo tồn làng chài trong đó có bảo tồn kiến trúc và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng của các làng chài.
Trong những nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của ngư dân Việt Nam, tiêu biểu có Lễ hội cầu ngư. Đây là tín ngưỡng văn hóa dân gian được ngư dân địa phương bảo tồn, duy trì từ xưa đến nay gắn với phong tục thờ cá Ông (tức cá voi - thần Nam Hải). Biểu tượng tâm linh để cầu may và mong ước thuận lợi cho người đi biển thường được thờ cúng nhiều từ miền Trung vào tới miền Nam Việt Nam.
>> Hà Giang khác biệt trong các giải pháp cho du lịch 2023
Tại Quy Nhơn đã triển khai đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lý Hưng, Lý Lương, xã Nhơn Lý và khu vực Bãi Xép, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn đến năm 2025”, UBND TP Quy Nhơn đã ban hành kế hoạch tổ chức tour tham quan du lịch làng chài xã Nhơn Lý đến năm 2025, tạo thêm sản phẩm du lịch góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của làng chài Nhơn Lý. Trong đó có di tích Lăng Ông ở vạn đầm Hưng Lương, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hiện còn lưu giữ 6 sắc phong của triều Nguyễn. Hàng trăm năm qua, ngư dân địa phương vẫn còn duy trì đội bả trạo để phục vụ hát múa trong dịp lễ hội cầu ngư. Nếu được quan tâm đầu tư lễ hội cầu ngư và nghệ thuật bả trạo sẽ trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách tìm đến Nhơn Lý. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với mô hình du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân gắn với phát triển du lịch bền vững.
Cũng như Quy Nhơn, Vịnh Hạ Long cũng đã và đang rất nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát tiển du lịch làng chài, nhằm tạo ra sinh kế cho người dân nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của tín ngưỡng văn hóa. Theo Anh Ngô Trường Giang, Trung tâm Bảo tồn II, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cho biết, Làng chài Cửa Vạn đang được khai thác phục vụ cho du lịch, giá tị văn hóa truyền thống Làng chài Cửa Vạn chỉ có trên Vịnh Hạ Long, Ban quản lý đã và đang nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài để phát huy xứng tầm di sản.
Cũng như Vịnh Hạ Long, Cát Bà hay các địa phương khác cũng đã và đang nỗ lực trong việc phát triển di sản văn hóa làng chài với các yếu tố về tự nhiên gắn với con người và nét đẹp tín ngưỡng riêng có của mỗi địa phương. Tuy nhiên, để được phát huy đúng như giá trị vốn có, xứng tầm của di sản thì còn cần nhiều chính sách thiết thực hơn nữa trong công tác bảo tồn.
Anh Vũ Quang Dũng – Tổng Giám đốc của Alo Tour đánh giá: “2023 Việt Nam sẽ là điểm đến an toàn cho cả du khách trong nước và quốc tế nên chắc chắn Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ. Làng chài cá của Việt Nam ta rất đẹp. Nhưng cách làm du lịch của các địa phương mới chỉ là để khách du lịch đến xem chứ chưa phải trải nghiệm. Vì người ngư dân không được lợi nhiều từ những hoạt động này. Đáng lẽ phải có sự hỗ trợ tích cực về tiền, được đào tạo bài bản như một số các quốc gia khác thì may ra du lịch làng chài của Việt Nam mới thực sự là điểm đến của du khách”.
Cùng chung quan điểm, anh Lê Nguyên Hơn – Quản lý Vida Loca Resort & Sunset Beach Bar (Phú Quốc) nhận xét: Phú Quốc đang phục hồi du lịch 50% trong năm 2022 và trong năm 2023, PQ thì đang kỳ vọng khách Hàn Quốc, Ấn Độ, Balan và chuẩn bị đón khách Trung Quốc. Nhưng về du lịch làng chài Phú Quốc còn rất hạn chế. Hiện nay chỉ có làng chài Hàm Ninh và Rạch Vẹm được đưa vào phục vụ ăn uống cho khách du lịch. Nhưng khách Việt không hứng thú vơi mô hình này, còn khách nước ngoài thì đi tự do.
Anh Hơn nhận định: “Viêc làm tour này chưa mạnh vì khách ít tham gia. Voi Vida Loca Resort đang hỗ trợ cho du khách đi tour cano ra đảo để câu cá lớn, câu mực đêm và rất ít khách đi làng chài. Vì hạ tầng đi lại chưa thuận lợi, xe 29 đến 45 chỗ không thể đi vào được dẫn tới việc hạn chế khách ghép tour, ít điểm vui chơi giải trí nên không thu hút được du khách. Để phát triển làng chài cho du lịch thì phải phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng và thêm điểm tham quan vui chơi giải trí thêm dịch vụ khu phía đông của Đảo mới phát triển dược tour làng chài. Có thể dự đoán trong vài năm tới khi Thái Group đi vào hoạt động Khu du lịch sinh thái Rạch Vẹm và Khu phi thuế quan hoạt động thì mặc nhiên tour làng chài sẽ hot”.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...