Chủ tịch VCCI: Phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho sự phục hồi của doanh nghiệp

2022-02-22 20:21:47

Chủ tịch VCCI khẳng định: việc phục hồi chuỗi cung ứng sẽ quyết định thành công của chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.

>>> Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hôm nay (21/2), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với chủ đề “Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới” tổ chức Phiên cấp cao.

Tại Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ cách đây 5 tháng, các doanh nghiệp chúng ta còn vô cùng lo lắng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 , với việc hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, chuỗi cung ứng đứt gãy. và chúng ta nhớ lại trong bối cảnh hết sức khó khăn lúc đó, Thủ tướng Chính phủ liên tục có các cuộc gặp làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ Tướng đi khảo sát thực tế, đi kiểm tra đột xuất tại tâm dịch, triển khai các tổ công tác đặc biệt để tháo dỡ các khó khăn cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam trong các tháng tâm điểm 8, 9, 10.

Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Đặc biệt, ngày 26/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với cộng đồng doanh nghiệp cả nước do VCCI tổ chức về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19. Ngay sau đó ngày 11/10/2021 Chính Phủ đã ban hành Nghị Quyết số 128 về “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”, chuyển từ chiến lược Zero Covid sang chung sống lâu dài với COVID-19. Nghị quyết 128 cùng các giải pháp quyết liệt, kịp thời, đúng đắn của Chính Phủ đã giúp các doanh nghiệp kịp thời thoát khỏi những khó khăn, bế tắc trong Đại dịch COVID-19.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, cùng với đó, việc Chính Phủ cho triển khai chích ngừa sớm cho các chuyên gia nước ngoài và gia đình đang công tác tại Việt Nam, đồng thời thực hiện thành công việc tiêm phủ vaccine rộng rãi cho cả nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêm chủng đã tạo sự an tâm, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế cũng như trong nước trong đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

S ch đạ o , đ i u h à nh hi u qu v à k ịp thờ i c a Ch í nh ph , s ch độ ng c a c ng đồ ng doanh nghi p v à VCCI đã k ịp thờ i thay đổ i tr ng th á i c a n n kinh t ế . K ế t qu l à h ô m nay ch ú ng ta g p nhau đâ y trong kh ô ng kh í r t ph n kh i khi t ă ng tr ưở ng GDP c n ăm 2021 ướ c đạ t 2,58%, t ng kim ng ch xu t nh p kh u h à ng h ó a n ăm 2021 đạ t m c k l c 668,5 t USD, th tr ườ ng ti n t , t í n d ng , t gi á n đị nh Thự c t ế Vi t Nam l à m t trong nh ng n ướ c c ó độ ph vaccine COVID-19 cao nh ất thế gi i , c ũ ng l à ti n đề cho kinh t ế Vi t Nam m c a v à h p t á c trong tr ng th á i b ì nh th ườ ng m i v i th ế gi i ”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với chủ đề “Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới” tổ chức Phiên cấp cao thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Qua Diễn đàn hôm nay thay mặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là tới Thủ tướng chính phủ đã có những quyết sách và chỉ đạo kịp thời, quyết liệt giúp cho nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ.

Tôi cũng c á m ơ n c ng đồ ng doanh nghi p t i Vi t Nam đã r ất cố g ng , r t ki ê n c ườ ng v ượ t qua nh ng kh ó kh ă n do đạ i d ch g â y ra, g ó p s c c ù ng c n ướ c ng ph ó thà nh c ô ng v i đạ i d ch v à duy tr ì ho t độ ng s n xu t kinh doanh ”, Chủ tịch VCCI nói.

Mặc dù, đã đạt được một số kết quả đầy khích lệ nhưng tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, với biến chủng Omicron đã xâm nhập vào nước ta; những tuần gần đây số ca nhiễm Covid trên cả nước tăng mạnh. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “ ch ú ng ta tuy t đố i kh ô ng đượ c l ơ l à , ch quan, m ất cả nh gi á c ”.

>>> Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu: (Kỳ II) Triển vọng và hàm ý cho Việt Nam

>>> Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

Cũng trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch VCCI cho biết để thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, Năm 2022 này mục tiêu của chúng ta đầy thách thức, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP đặt ra từ 6% - 6,5% năm. Ngày 30/01/2022 tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Một loạt chuyển động chính sách quan trọng đã diễn ra trên thực tế, như giảm thuế VAT cho hầu hết các mặt hàng từ 10% xuống 8%, mở cửa lại các đường bay quốc tế từ ngày 15/2/2022 …

“Vậy chúng ta sẽ làm như thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng nói trên?”, Chủ tịch VCCI đặt vấn đề.

Thông tin thêm, Chủ tịch VCCI cho biết thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, VCCI sẽ có tham luận về khôi phục và phát triển vững chắc nền kinh tế với các kiến nghị cụ thể sẽ được trình bày ngay sau đây trong phiên thảo luận 1.

“Tôi cũng rất tâm đắc với chủ đề của diễn đàn VBF năm nay đó là “Phục hồi và Phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới”. Chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước đang đối mặt nguy cơ đứt gãy do dịch bệnh Covid 19 và những biến động khó lường của xung đột thương mại, thiên tai, ... Việc phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó quyết định thành công của chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, nhìn từ góc độ khác, đây cũng là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nâng cao vị thế, vai trò trong chuỗi cung ứng trong nước cũng như quốc tế”, Chủ tịch VCCI nói.

Cũng tại diễn đàn này, các đại biểu sẽ cùng trao đổi về các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề trung và dài hạn, bao gồm: nâng cao năng lực ngành sản xuất, công nghiệp hỗ trợ trong nước; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế bền vững trên nền tảng công nghệ số, kinh tế số và chính phủ số; cũng như việc thực hiện cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 vừa qua.

Diễn đàn hôm nay cũng có sự tham gia thảo luận của các chuyên gia OECD về chủ đề rất quan trọng, đó là vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị toàn cầu ổn định, bền vững. Chúng tôi tin rằng những thảo luận tích cực, xây dựng ngày hôm nay từ phía cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin đầu vào hữu ích để hỗ trợ Chính phủ thực hiện thành công chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.