Tình trạng căng thẳng trên thị trường năng lượng tiếp tục diễn ra khắp thế giới. Nếu các nhà khoan dầu không tăng sản lượng thì giá nhiên liệu có thể sẽ không giảm khỏi mức cao hiện nay, thậm chí sẽ còn tăng thêm nữa.
Thị trường năng lượng trên toàn cầu đột nhiên rơi vào khủng hoảng khi giá dầu, khí đốt tự nhiên và than đá tăng nhanh trong những tháng gần đây. Tại Trung Quốc, Anh và các nơi khác, tình trạng thiếu nhiên liệu và mua bán một cách hoảng loạn đã dẫn đến tình trạng mất điện và người người xếp hàng dài tại các trạm xăng.
Các cố vấn Nhà Trắng Jared Bernstein và Ernie Tedeschi trong cuộc họp báo đầu năm 2021 đều khẳng định: "Sức nóng kinh tế không đồng nghĩa với quá nóng", rằng sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và áp lực từ nhiều phía dẫn đến giá cả tăng chỉ là những vấn đề "nhất thời", sẽ tự khắc được giải quyết khi giá tăng thúc đẩy đầu tư vào công suất sản xuất mới. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell , cũng nhiều lần nói rằng lạm phát sẽ chỉ diễn ra nhất thời.
Với trọng trách cách điều hành một nền kinh tế áp lực cao, các quan chức Mỹ hy vọng sẽ nắm bắt được những lợi ích kinh tế vi mô từ sự bùng nổ, đặc biệt là sự gia tăng nhanh hơn số việc làm và tiền lương của đại đa số người dân mà không ảnh hưởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô là ổn định giá cả.
Tuy nhiên, giá tăng đã kéo dài nhiều tháng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cho đến nay, giá tăng cao tập trung vào nguyên liệu thô, năng lượng và hàng hóa, vì ngành sản xuất đã phục hồi nhanh chóng sau đại dịch trong khi các doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục chịu những hạn chế nghiêm ngặt để chống Covid-19.
Việc người tiêu dùng và nhà kinh doanh buộc phải phân phối lại chi tiêu đã làm gia tăng áp lực lên khả năng hồi phục trong các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng năng lượng và hàng hóa cơ bản - mà lẽ ra sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng.
Khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các nhà hoạch định chính sách hy vọng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ trở lại bình thường hơn, giảm bớt một số áp lực lên chuỗi cung ứng sản xuất và giảm áp lực lạm phát. Đồng thời, họ cũng kỳ vọng giá cao sẽ khuyến khích đầu tư để gia tăng công suất sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng - điều sẽ giúp giá cả dần ổn định trở lại, đảm bảo cho việc lạm phát không kéo dài mà chỉ xảy ra tạm thời.
Trên thực tế đang cho thấy nền kinh tế có vẻ khó có thể phát triển, thoát khỏi các vấn đề của chuỗi cung ứng mà không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, các ngân hàng trung ương vẫn có thể thắt chặt chính sách mà không làm kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Các trạm xăng ở nhiều vùng của Trung Quốc đang cạn kiệt dầu diesel sau khi nguồn cung hạn chế do nhu cầu vận chuyển than bùng nổ và các nhà máy sử dụng dầu diesel để sản xuất điện.
Ở Châu Âu, một số trạm xăng có giá bán tăng gần gấp đôi trong năm nay, lên 2,70 bảng Anh/lít, tương đương 10 USD/gallon.
Tại Nhật Bản, giá bán lẻ xăng đã tăng lên 164 yên (1,44 USD)/lít trong tuần này, cao nhất trong bảy năm, theo dữ liệu hàng tuần của Bộ công nghiệp. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng tại Nhật đã tăng 20%.
Tại Việt Nam, do giá nhiên liệu thế giới tăng mạnh , giá xăng dầu được điều chỉnh tăng 4 lần tiếp kể từ đầu tháng 9 theo xu hướng giá thế giới . Giá gas cũng vừa được điều chỉnh tăng lần thứ 9 liên tiếp , lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm .
Tình hình ở Mỹ dù chưa quá nghiêm trọng, nhưng người Mỹ cũng đang phải chi cho mỗi gallon xăng tăng 1 USD so với năm ngoái, giá khí tự nhiên tăng 150% chỉ trong một năm, đe dọa làm tăng giá thực phẩm, hóa chất, đồ nhựa và chi phí sưởi ấm trong mùa đông này.
Giá xăng dầu tại Mỹ tăng cao đến mức Tổng thống Biden đã phải kêu gọi các nhà sản xuất nước ngoài đẩy tăng nguồn cung nhiên liệu, đồng thời thúc giục Quốc hội giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách chuyển nhanh từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tại tạo và sử dụng ô tô điện.
Song, các giám đốc điều hành năng lượng ở Mỹ, các chủ ngân hàng ở Phố Wall và các nhà đầu tư đều không có bất cứ động thái nào để thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ đủ để làm giảm giá dầu. Lý do bởi các nhà sản xuất dầu vẫn bị ám ảnh những ký ức về đợt giá sụt giảm thê thảm lúc đầu đại dịch. Phố Wall thậm chí còn kém nhiệt tình hơn nữa. Không chỉ các ngân hàng và nhà đầu tư bị mất sạch tiền có được từ các chu kỳ bùng nổ giá của cả thập kỷ qua, mà nhiều người còn nói rằng họ sẵn sàng giảm tiếp xúc với nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng các cam kết mà họ đã đưa ra để chống lại biến đổi khí hậu.
Kirk Edwards, chủ tịch của Latigo Petroleum, công ty có cổ phần ở 2.000 giếng dầu và khí đốt tự nhiên ở Texas và Oklahoma, cho biết: "Mọi người đều rất cảnh giác vì chỉ cách đây 15 hoặc 16 tháng, chúng ta đã chứng kiến giá dầu âm 30 USD/thùng". Ông nhớ lại thời điểm nhu cầu và dung lượng lưu trữ trở nên quá nhỏ bé so với lượng cung dầu, đến mức một số thương nhân đã trả tiền cho người mua để họ mua dầu.
OPEC, Nga và các tổ chức khác đã thận trọng không tăng sản lượng dầu vì lo ngại giá có thể giảm nếu dầu lại tràn ngập thị trường. Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga và một số nhà sản xuất khác có công suất dự phòng khoảng 8 triệu thùng.
Nếu các nhà khoan dầu không tăng sản lượng thì giá nhiên liệu có thể sẽ không giảm khỏi mức cao hiện nay, thậm chí sẽ còn tăng thêm nữa.
Giá nhiên liệu tăng quá cao sẽ trở thành vấn đề chính trị, khi nhiều người, đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động lớn của giá dầu và khí đốt, kể cả ở những nước giàu như Mỹ. Và trong khi việc sử dụng năng lượng tái tạo và ô tô điện ngày càng tăng, tỷ lệ này vẫn còn quá nhỏ để bù đắp đáng kể cho những tổn thất mà giá xăng và khí tự nhiên tăng cao gây ra.
Tình trạng căng thẳng trên thị trường năng lượng diễn ra khắp thế giới. Châu Âu và Châu Á đều cạn kiệt nguồn khí tự nhiên, khiến giá tăng kể cả trước khi xảy ra đợt lạnh đầu tiên của mùa đông. Nga, nhà cung cấp khi đốt chủ chốt cho cả hai khu vực, đã cung cấp lượng khí đốt ít hơn so với dự kiến của khách hàng, khiến một số nước khó có thể thay thế các nhà máy điện hạt nhân và điện than bằng các nhà máy điện khí đốt.
Theo Cafef
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...