Việc hoàn thiện 15 dự án luật, 90 nghị định, 800 thông tư và đơn giản hoá 880 thủ tục hành chính là một khối lượng công việc “đồ sộ” để góp phần phát triển doanh nghiệp.
>> Nghị quyết 09 “nuôi dưỡng” khát vọng cho nữ doanh nhân
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An nhấn mạnh tại cuộc làm việc giữa Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương khảo sát việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW với Bộ Công Thương, chiều 23/9.
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An. Ảnh: Nguyễn Việt
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An nêu ra 6 kết quả nổi bật của Bộ Công Thương trong việc thực hiện Nghị quyết 09.
Thứ nhất, nhận thức, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân đối với các cấp uỷ đảng của bộ đã được nâng cao, đồng bộ, toàn diện, cụ thể. Việc triển khai Nghị quyết 09 tại Bộ đạt được nhiều nội dung, đặc biệt là việc tham gia, tham mưu các công tác chiến lược về hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế trong thực hiện Nghị quyết 09.
Thứ hai, với vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của Bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã chỉ đạo cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng việc tham mưu, hoàn thiện hệ thống pháp luật rất nhiều và tốt. Cụ thể, 15 dự án luật, 90 nghị định, 800 thông tư và đơn giản hoá khoảng 880 thủ tục hành chính. Chúng tôi đánh giá đây là một khối lượng công việc rất lớn.
>> Thay đổi nhận thức về vai trò của doanh nhân
>> Nghị quyết 09: Nam Định chọn con đường và bước đi riêng
>> Nghị quyết 09: Tạo đà cho Nam Định có những con số “ngoạn mục”
Điều này thể hiện với vai trò, vị trí của mình, Bộ Công Thương đã làm được một khối lượng công việc rất lớn, để từ đó tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc khối khu vực của Bộ và các khu vực khác phát triển thuận lợi. Bộ Công Thương cũng là Bộ đi đầu trong cải cách hành chính, kết nối cơ chế một của trong dịch vụ công.
Ở góc độ khác, Bộ Công Thương là đơn vị sự nghiệp lớn, nhưng thời gian qua trong các nội dung của Nghị quyết 09, Bộ đã tổ chức sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp công để góp phần cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân phát triển. Doanh nghiệp được thông thoáng thủ tục hành chính, tiếp cận thuận lợi thì đội ngũ doanh nhân sẽ gắn bó hơn với sự nghiệp phát triển đất nước.
Cuộc làm việc của Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương khảo sát việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW tại Bộ Công Thương. Ảnh: Nguyễn Việt
Thứ ba, việc bồi dưỡng doanh nghiệp, doanh nhân có kết quả tốt. Xây dựng đạo đức văn hoá trong sản xuất kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội, đề cao tính dân tộc và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong khối doanh nghiệp thuộc sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương là có những kết quả rất tích cực.
Đó là, tôn vinh các doanh nghiệp xuất khẩu; nâng cao, xây dựng tôn vinh các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; năng lực tiên phong… Đặc biệt, các hoạt động của Bộ dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã góp phần nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đơn cử, Bộ Công Thương dẫn dữ liệu của Brand Finance cho biết, thương hiệu Việt Nam năm 2022 có giá trị đạt 431 tỷ USD, xếp hạng thứ 32 thế giới.
Xét về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong Top 100 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam, mức tăng trưởng về giá trị cũng rất cao là 36%, so với mức tăng trưởng ở Singapore là 22%, ở Indonesia là 22%, ở Ấn Độ là 16%, ở Malaysia là 10%, ở Trung Quốc là 6%, ở Nhật Bản là 5% và ở Thái Lan là 4%.
“Là người Việt Nam, khi thấy đất nước mình được thế giới nhận xét và đánh giá như vậy thì cho dù còn đang khó khăn thì cũng rất đáng tự hào”, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An bày tỏ.
Việc triển khai Nghị quyết 09 tại Bộ đạt được nhiều nội dung, đặc biệt là việc tham gia, tham mưu các công tác chiến lược về hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế trong thực hiện Nghị quyết 09. Nguyễn Việt
Thành tích này có đóng góp rất cụ thể của Bộ Công Thương. Đây là sự nỗ lực của cả đất nước, cả quốc gia nhưng phải có người thực hiện. “Điều này thể hiện vai trò của Bộ Công Thương rất rõ”, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An nói.
Thứ tư, khối doanh nghiệp thuộc ngành công thương dưới sự tham mưu của Bộ đã có sự hội nhập tốt, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Sức cạnh tranh cao, quy mô doanh nghiệp ngày càng tăng, khoảng 30% tổng số doanh nghiệp của cả nước với 258.431 doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp cả nước là 860.000. Đây là một số lượng rất lớn dưới vai trò đào tạo và dẫn dắt của Bộ.
Từ đó có thể khẳng định, số lượng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành đã giữ vai trò động lực, dẫn dắt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Nguyễn Việt
Đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 09. Tham gia hội nhập quốc tế nhưng khẳng định nền kinh tế độc lập, tự chủ theo tinh thần Nghị quyết 09, Bộ Công Thương cũng đã làm rất tốt.
Thứ năm, Bộ đã tham mưu rất tích cực trong 17 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thứ sáu, công tác Đảng, xây dựng hệ thống chính trị dưới sự thực hiện quy chế phối hợp của Ban Cán sự Đảng Bộ với Đảng ủy có sự nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ từ công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển đảng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ đảng viên nói riêng.
“Đây là những kết quả chúng tôi thu hoạch được tại cuộc làm việc tại Bộ Công Thương ngày hôm nay”, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An khẳng định.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...