Mỗi doanh nghiệp không thể sao chép văn hóa từ doanh nghiệp khác, mà phải tự tạo bản sắc văn hóa mạnh góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu.
>> Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
PGS. TS Phạm Thị Tuyết, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
PGS. TS Phạm Thị Tuyết, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC). Ảnh: Khắc Kiên
Theo PGS. TS Phạm Thị Tuyết, để doanh nghiệp phát triển bền vững, bên cạnh việc doanh nghiệp phải xác định rõ chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Xây dựng cho mình một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, hiệu quả, xây dựng thương hiệu và không ngừng đổi mới, sáng tạo thì doanh nghiệp phải xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp, coi văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi, nền tảng phát triển.
“Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là kết tinh những tinh hoa quản lý và kinh doanh của một doanh nghiệp”, PGS. TS Phạm Thị Tuyết nhấn mạnh.
PGS. TS Phạm Thị Tuyết cho rằng, mỗi doanh nghiệp không thể sao chép văn hóa từ doanh nghiệp khác mà phải tự tạo bản sắc văn hóa mạnh góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên đồng lòng, gắn bó cùng doanh nghiệp.
Thực chất, văn hóa doanh nghiệp không trừu tượng mà nó là các vấn đề rất cụ thể, đan xen trong mọi hoạt động, quyết định của doanh nghiệp. Nó biểu hiện từ phong cách quản trị điều hành, đánh giá kết quả công việc.
>> Dấu ấn văn hoá người đứng đầu
>> “Phần hồn” của doanh nghiệp
>> Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”
>> “Vũ khí” cạnh tranh thời 4.0
Vấn đề khen thưởng, bổ nhiệm, từ chức, cách thức bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, phương thức triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh… tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ nền tảng căn bản là con người.
“Các chuyên gia nghiên cứu phát triển tổ chức trong và ngoài nước đã khẳng định, một doanh nghiệp thiếu vốn có thể đi vay, thiếu chiến lược có thể mời tư vấn, thiếu nhân sự thì tuyển dụng, đào tạo… nhưng không thể bỏ tiền để mua sự đồng cam cộng khổ, sự gắn bó của đội ngũ nhân viên. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh, văn hóa chính là nguồn gốc cốt lõi để doanh nghiệp phát triển”, PGS. TS Phạm Thị Tuyết bày tỏ.
Do đó, phát triển văn hóa doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực hội nhập và khả năng cạnh tranh. Nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.
Không chỉ ở bên ngoài mà nó thấm sâu vào quan hệ doanh nghiệp với bạn hàng, khách hàng với cơ quan quản lý nhà nước. Lối sống và ứng xử của doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng, văn hóa doanh nghiệp là triết lý kinh doanh, nền tảng để phát triển bền vững.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...