Trong khi người làm công ăn lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từ 5 - 35% thì các YouTuber, TikToker, bán hàng qua mạng… đóng với thuế suất thấp hơn đã và đang cho thấy sự thiếu công bằng…
Theo quy định hiện hành, các YouTuber , TikToker, bán hàng qua mạng… phải đóng thuế 7%/ doanh thu (bao gồm thuế thu nhập cá nhân 2% và thuế giá trị gia tăng 5%), trong khi nguồn thu từ các cá nhân này không hề nhỏ. Trong khi đó, đối với người làm công ăn lương mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng được chia làm 7 bậc: bậc 1 từ 0 - 5 triệu đồng/tháng thuế suất 0,5%; bậc 2 từ 5 - 10 triệu đồng/tháng thuế suất 10%; bậc 3 từ 10 - 18 triệu đồng/tháng thuế suất 15%; bậc 4 từ 18 - 32 triệu đồng/tháng thuế suất 20%; bậc 5 từ 32 - 52 triệu đồng/tháng thuế suất 25%; bậc 6 từ 52 - 80 triệu đồng/tháng thuế suất 30%; bậc 7 trên 80 triệu đồng/tháng thuế suất 35%. Đã cho thấy sự thiệt thòi, chênh lệch giữa các đối tượng nộp thuế.
Theo quy định hiện hành, các YouTuber, TikToker, bán hàng qua mạng… chỉ đóng thuế 7%/doanh thu (bao gồm thuế thu nhập cá nhân 2% và thuế giá trị gia tăng 5%)
Thực tế, theo tính toán của các chuyên gia, nếu cùng với số tiền thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, cá nhân kinh doanh mỗi năm đóng thuế từ 22,5 - 105 triệu đồng tùy theo ngành nghề kinh doanh với thuế suất từ 1,5 - 7%. Trong khi đó, người làm công ăn lương nếu có thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ gia cảnh trong năm 184,8 triệu đồng, nên số thu nhập chịu thuế là 1,31 tỷ đồng. Số thuế thu nhập cá nhân mà người làm công ăn lương này phải nộp lên 342 triệu đồng (28,5 triệu đồng/tháng x 12 tháng).
Như vậy, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu nhập là 22,8%, nếu so sánh với cá nhân kinh doanh buôn bán hàng hóa (chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành nghề) chỉ nộp thuế ở mức 1,5% thì người làm công ăn lương đang phải đóng thuế cao hơn 15 lần.
Chưa kể, ngưỡng phải nộp thuế và mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng cho mọi cá nhân sống ở những vùng miền khác nhau cũng được cho là một bất cập, khi người lao động sống ở khu vực đô thị có chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn so với các vùng nông thôn. Vì vậy, sau khi trừ thuế, trừ đi các chi phí sinh hoạt tối thiểu, số tiền còn lại của người lao động ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ít hơn nhiều so với người lao động có cùng mức thu nhập nhưng sống ở nông thôn, miền núi hoặc các đô thị khác có chi phí sinh hoạt rẻ hơn…
Theo các chuyên gia, cần đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế - Ảnh minh họa
Trước thực tế đã nêu, nhiều ý kiến cho rằng, thuế thu nhập cá nhân cần sớm được xem xét, sửa đổi làm sao để không chỉ đảm bảo phù hợp hài hòa lợi ích của người nộp thuế, mà còn đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng, từ đó mới có thể giúp người có thu nhập cao vui vẻ, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân với ngân sách Nhà nước. Việc sửa luật càng chậm sẽ khiến người người nộp thuế bị “thiệt” lâu hơn và không khuyến khích được cá nhân làm giàu hợp pháp.
Chỉ ra những bất cập trong cách thuế thu nhập cá nhân, TS Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, quy định nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay còn nhiều bất cập về yếu tố công bằng mang tính tương đối giữa các nhóm lao động, giữa thu nhập theo vị trí địa lý. Lương của người lao động được phân chia rất cụ thể, thành bốn vùng khác nhau, với mức chênh lệch khá tương đối; giả thiết là với cùng một mức thu nhập nhưng ở các địa bàn khác nhau thì mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc cũng nên khác nhau. Ở vùng sâu, vùng xa, mức giảm trừ gia cảnh với người lao động là 11 triệu, người phụ thuộc là 4,4 triệu, có thể dư giả, nhưng ở vùng thành thị - nơi có mức sống cao, mọi thứ đều đắt đỏ thì mức giảm trừ gia cảnh như vậy là không đủ sống.
Trong khi trên thực tế, chính sách thuế tại nhiều quốc gia cũng không cào bằng mức giảm trừ gia cảnh, một phần do họ xác định và khấu trừ được chi phí đầu vào của người dân nhờ thanh toán không tiền mặt phát triển. Vì vậy, đã đến lức, Bộ Tài chính cần thay đổi cách tính mức thuế thu nhập cá nhân. Trong việc điều chỉnh trước hết dựa vào tính thời đại, thực tiễn, công bằng, thực thi, sau đó, tính đến lợi ích hài hòa của các thành phần trong xã hội.
“Phải thu thuế làm sao để kích thích người dân hăng say lao động”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đồng quan điểm đã nêu, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, về bản chất, thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.
Bên cạnh đó, thuế còn giúp cơ quan quản lý phát hiện những nguồn thu nhập bất hợp pháp như: tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo… chính vì vậy, việc thay đổi mức thu thuế thu nhập cá nhân cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt chính sách, cũng như tác động của nó đến các đối tượng nộp thuế và nguồn thu của Nhà nước.
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...