Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT giao thông chủ động đa dạng hóa nguồn vốn tài chính thông qua tìm kiếm vốn từ tín dụng, phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT giao thông chủ động đa dạng hóa nguồn

vốn tài chính thông qua tìm kiếm vốn từ tín dụng, phát hành trái phiếu

Cụ thể, Tạp chí Kinh tế Việt Nam có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về "Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc: Lựa chọn kênh tiếp cận". Theo Quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản nêu trên đến các Bộ để nghiên cứu giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam, để tìm kiếm và lựa chọn các kênh vốn đầu tư cho dự án BOT giao thông, về phía Nhà nước đẩy mạnh cơ chế chia sẻ rủi ro theo quy định của Luật PPP để bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, cho phép áp dụng đối với dự án được phê duyệt trước khi Luật PPP có hiệu lực cũng như ngay từ khâu quyết định chủ trương đầu tư.

Bên cạnh đó, cân nhắc khả năng bảo lãnh của Chính phủ cũng như tỉ lệ tham gia của phần vốn Nhà nước trong một số dự án trọng điểm có thể vượt quá 50% tổng mức đầu tư như quy định của Luật PPP để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Việc tính toán này sẽ được cân nhắc trên cơ sở tính khả thi của từng dự án và bảo đảm nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP.

Thay đổi quy định liên quan đến lập dự án, thiết kế dự toán và quản lý dự án nhằm cắt giảm chi phí không hợp lý, nâng cao hiệu quả dự án; đồng thời, minh bạch nguồn thu phí thông qua việc áp dụng cơ chế thu phí không dừng, bảo đảm dòng tiền thực tế của dự án sát với phương án tài chính ban đầu.

Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT giao thông chủ động đa dạng hóa nguồn vốn tài chính thông qua tìm kiếm vốn từ tín dụng, phát hành trái phiếu... Trong đó, cân nhắc tới phát hành trái phiếu công trình (kỳ dài hạn, có thể lên tới 10-15 năm) thay vì chỉ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (kỳ hạn ngắn) nhằm phù hợp với thời gian thu hồi vốn của các dự án BOT;...