Việt Nam được đánh giá có cơ hội thành "hub logistics" mới của khu vực, đặc biệt là về hàng hải và hàng không.
>>> Tăng cường hợp tác logistics - thúc đẩy "dòng chảy" thương mại ASEAN
Tại cuộc tọa đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với một số lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Hà Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, Lãnh đạo Tập đoàn hàng hải Boskalis cho rằng Việt Nam có thể trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hải hàng đầu thế giới, đề nghị nghiên cứu thiết lập khuôn khổ pháp lý về khai thác cát trên biển bền vững, Boskalis có thể hỗ trợ tư vấn chính sách trong lĩnh vực này.
Cũng tại cuộc tọa đàm, ông Arnout Damen, Giám đốc điều hành Damen Shipyards Gorinchem, thông tin rằng doanh nghiệp dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD trong lĩnh vực đóng tàu tại Việt Nam, đồng thời mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống giao thông giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Damen Shipyards Gorinchem cũng đặt vấn đề về nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Ông Maarten de Vries, Giám đốc Tập đoàn sơn AkzoNobel, đề cập vấn đề sở hữu trí tuệ và việc đầu tư cho lĩnh vực logistics, đồng thời cho biết sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu.
Về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, với bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan trong xây dựng các cảng biển, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành một trung tâm logistics, trung chuyển hàng hóa quốc tế.
Đồng thời, với lưu lượng hàng hóa lớn qua đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông, Việt Nam nhất quán quan điểm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Mặt khác, việc khai thác cát và các tài nguyên biển phải bảo đảm phát triển bền vững. "Nếu làm mà ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển bền vững thì dứt khoát không làm, nếu làm mà có tác động tích cực tới phát triển bền vững thì phải khuyến khích", Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết Việt Nam hoan nghênh cơ chế mua bán điện trực tiếp theo tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa các bên, đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy cơ chế này, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái…
Trong phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực, quản trị và xây dựng, hoàn thiện thể chế. Mặt khác, việc phát triển điện phải tính toán tổng thể cả 5 yếu tố: Nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng và giá điện phải phù hợp. Muốn giá điện giảm thì một yếu tố rất quan trọng là chi phí vốn, do đó, Thủ tướng đề nghị các đối tác quốc tế cho Việt Nam vay vốn phát triển năng lượng tái tạo với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền công nghiệp năng lượng sạch. "Chúng tôi tin chắc là chúng tôi làm được, vì đây là đòi hỏi tất yếu, khách quan. Các ngài giúp được thì chúng tôi làm nhanh hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.
>>> Mô hình nào cho phát triển "logistics xanh" tại Việt Nam?
Trên thực tế, không chỉ là khát vọng của doanh nghiệp trong nước, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đánh giá có cơ hội thành "hub logistics" mới của khu vực, đặc biệt là về hàng hải và hàng không.
Ông Richard SzuFlak, Tổng giám đốc DP World Việt Nam, đánh giá, Việt Nam có thể thành "hub" hàng hải nhưng cần tầm nhìn và khả năng kết hợp chặt chẽ 3 thành phần: cảng, khu công nghiệp và hải quan. Mô hình kết hợp cảng với khu thương mại tự do là hướng có thể học hỏi.
Cùng với hàng hải, hàng không nhận được nhiều kỳ vọng có thể trở thành "hub" vận chuyển hàng hóa, đứng cùng với Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur và Hong Kong trong khu vực. Ông Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tập đoàn ITL, nhìn nhận thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển thuộc hàng nhanh nhất khu vực.
"Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất mới ngoài Trung Quốc. Do đó, nơi đây sẽ dần có thị phần lớn về hàng hóa hàng không, khả năng trở thành một 'hub'", ông Tuấn Anh nhận định. Theo quan sát của ông, Việt Nam đang là "ngôi sao sáng" trong mắt các nhà vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế.
Để Việt Nam trở thành "hub", cần phát triển 2 mô hình gồm "hub & spoke" (mang hàng từ nhiều nơi về để quá cảnh đi) và "twin hubs " (hai đầu hub có nhu cầu xuất - nhập lượng hàng hóa tương đương nhau).
Theo ông Tuấn Anh, thời gian qua hai mô hình đều có tín hiệu triển vọng ở Việt Nam. Với "hub & spoke", đã có hàng gom từ Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc đến Hà Nội hoặc TP HCM để đi Mỹ, Âu. Mô hình "twin hubs" còn phát triển rõ hơn như trao đổi hàng hóa giữa: Incheon - Hà Nội; Thượng Hải - Hà Nội, Hong Kong - Hà Nội/TP HCM.
"Các hãng vận tải hàng không rất chú ý Việt Nam, các 3PL(công ty logistics bên thứ ba) hàng đầu có thể xây dựng các trung tâm gom hàng (Consolidation Hub) ở Việt Nam thay vì Hong Kong, Singapore", ông dự báo 3 năm tới.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...