Để phát triển nhà ở giá rẻ cần rất nhiều hỗ trợ về thuế, lãi vay cũng như hỗ trợ thủ tục pháp lý nhanh chóng.
>> Giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản
Mới đây, Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ nêu rõ việc nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn, giảm lãi vay, giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản. Đây được xem là tín hiệu tốt để phá băng thị trường bất động sản, để dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở với nhu cầu thực.
Chia sẻ xung quanh câu chuyện thị trường, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Phát triển Nhà ở CBRE cho biết, vấn đề tiếp cận nguồn vốn là một trong những áp lực rất lớn đối với cả chủ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân.
Cụ thể, theo Chỉ đạo của Chính phủ, trong đầu năm nay NHNN đã có những động thái điều chỉnh lãi suất huy động, gián tiếp ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất vay cho bất động sản. Thế nhưng, việc doanh nghiệp và nhà đầu tư có tiếp cận được nguồn vốn với mức giảm này hay không thì cần phải quan sát. Bởi các điều kiện vay và các yếu tố liên quan đến pháp lý của các dự án bất động sản đều rất quan trọng. Đó là áp lực rất lớn vì vướng mắc pháp lý là một trong những vấn đề mà nhiều chủ đầu tư đang gặp phải.
Ông Kiệt cũng cho biết, hiện nhiều chủ đầu tư gặp áp lực về câu chuyện trái phiếu, niềm tin của nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Chính vì thế việc tiếp cận nguồn vốn là câu chuyện nhiều chủ đầu tư phải đối diện trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, chuyên gia CBRE cho biết, hiện nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ là mục tiêu lớn và nhu cầu rất lớn, nhưng các phương diện tác động đến giá thành hiện tại cho thấy giá nhà khó có kỳ vọng giảm. Bởi thị trường gặp nhiều khó khăn, nhưng chi phí phát triển dự án, chi phí cơ hội cũng tăng cao. Các chủ đầu tư vẫn muốn giữ ổn định mức doanh thu và lợi nhuận của mình.
Cho nên khả năng chủ đầu tư chọn phương án giảm giá là khá thấp. Ngay cả các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, hoặc họ chọn phương án không mở bán, hoặc chuyển giao dự án cho đơn vị khác, hoặc sáp nhập với chủ đầu tư khác thay vì mở bán với giá thấp hơn.
>> Thủ tướng: Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững
Ghi nhận của CBRE trong quý IV/2022 tại thị trường sơ cấp, hầu hết các dự án đặc biệt là thị trường Hà Nội, giá chào bán của các chủ đầu tư đưa ra đều tăng so với các giai đoạn trước.
Tính đến cuối năm 2022, giá bán sơ cấp trung bình ở thị trường căn hộ chung cư tại Hà Nội là 1.934 đô la/m2 (chưa gồm thuế giá trị gia tăng và bảo trì), tăng 21,2% so với cùng kỳ. Đối với thị trường nhà ở thứ cấp, giá bán trung bình tính đến quí 4-2022 đạt 1.303 đô la/m2, tăng 7,5% so với cùng kỳ, giảm 2,8% so với quí 3-2022.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, trong bối cảnh này, để phát triển được phân khúc nhà ở giá bình dân thì phải xét tới tiềm năng của các chủ đầu tư. Nếu họ chọn phân khúc này, phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn so với cao cấp.
Ngoài ra, để phát triển loại hình này cần chi phí thấp, do đó đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ phía cơ quan ban ngành. Trước hết phải có quỹ đất sạch, giá phù hợp; cùng với đó là chính sách hỗ trợ về thuế, lãi vay cũng như hỗ trợ pháp lý nhanh chóng.
"Muốn phát triển nhà ở giá rẻ mà mất 5-10 năm xin giấy phép thì giá không còn rẻ nữa. Đó là những yếu tố không chỉ riêng các đơn vị chủ đầu tư mà còn cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, giúp các đơn vị kinh doanh có điều kiện phát triển nhà ở với bảng giá thấp hơn" - ông Kiệt nhận định.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...