Ngành du lịch, các địa phương, doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ hơn, tích cực đổi mới, nâng tầm sản phẩm, tạo sức hấp dẫn cho loại hình du lịch nhiều tiềm năng.
Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình du lịch có sự kết hợp nhằm mang lại sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho du khách. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, thành công của sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là tạo sự thư giãn, nguồn năng lượng tích cực, giúp du khách có khoảng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng, mang đến lối sống lành mạnh, cân bằng cảm xúc cho khách du lịch trong suốt hành trình.
Đáng nói là trong 5 năm trở lại đây, châu Á dẫn đầu cả số lượng khách và nguồn thu từ du lịch chăm sóc sức khỏe. Nếu loại hình này duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ đóng góp 18% tỷ trọng cho ngành du lịch toàn cầu.
Ở một số quốc gia như: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển.
Phong phú tiềm năng
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển mạnh loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Bờ biển dài khoảng 3.260km, nhiều bãi tắm đẹp, trải dài từ Bắc vào Nam như Trà Cổ, Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Phú Quốc rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Vùng ven biển nước ta còn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ, trong đó, nhiều bãi biển nhỏ, tĩnh lặng, rất phù hợp cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú, có giá trị sử dụng trong chữa bệnh, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Ngành địa chất phát hiện được khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng trên cả nước, trong đó, có nhiều nguồn, loại vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có thể khai thác thành nước uống đóng chai phục vụ đời sống.
Chưa hết, chúng ta còn có hệ thống cây dược liệu đa dạng với khoảng 3.850 loài thực vật, trên 400 loài động vật được sử dụng làm thuốc với nhiều chế phẩm thuốc y học cổ truyền, kết hợp chế biến thành đặc sản ẩm thực trong lành, bổ dưỡng.
Ngoài ra, ở Việt Nam, hệ thống di tích lịch sử-văn hóa, những ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện với cảnh quan phù hợp có thể khai thác phát triển du lịch nói chung và du lịch gắn với các hoạt động như thiền, yoga...
Đây là những lợi thế phát triển du lịch tham quan và nghỉ dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Vùng ven biển ở khu vực này nhiệt độ trung bình không chênh lệch nhau nhiều. Nhiệt độ trung bình khá cao từ 27,5-27,8 độ C, thuận lợi cho nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe.
>> Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú, có giá trị sử dụng trong chữa bệnh, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Chiến lược quảng bá, định hướng phát triển
Do đó, để phát triển thị trường, loại hình du lịch đầy tiềm năng này, ngành Du lịch Việt Nam cần cải thiện chất lượng hệ thống dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe sẵn có, đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn sức khỏe cho khách du lịch. Đồng thời, ngành xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe phù hợp từng phân khúc thị trường khách như theo độ tuổi, nền văn hóa, tạo được nét đặc thù của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
Từ góc độ công ty dịch vụ lữ hành, bà Triệu Thị Hòa, Công ty du lịch lữ hành PYS đề xuất, đơn vị chức năng cần có định hướng, quy hoạch cụ thể để sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phát triển hiệu quả, lâu dài và bền vững. Trong đó, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong việc thẩm định chất lượng kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
Thực tế này đòi hỏi ngành du lịch, các địa phương, doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ hơn, tích cực đổi mới, nâng tầm sản phẩm, tạo sức hấp dẫn cho loại hình du lịch nhiều tiềm năng.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...