Doanh nghiệp kiên cường phải có nền tảng văn hóa mạnh mẽ, xây chắc chiến lược quản lý rủi ro và biến động.
>> Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam Lê Duy Bình chia sẻ cách tạo dựng và đưa doanh nghiệp trở nên kiên cường trước các cuộc khủng hoảng.
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam. Ảnh: Đỗ Linh.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, cuộc khủng hoảng từ đại dịch khiến mọi người hiểu rộng, đầy đủ hơn về văn hóa doanh nghiệp . Đây không đơn thuần là tạo dựng được môi trường làm việc đảm bảo, mà trong đó các thành viên ứng xử với nhau một cách văn minh, cấp lãnh đạo phải chăm lo đời sống, tinh thần người lao động.
“Cũng từ đợt dịch, một số tập đoàn lớn trên thế giới đã xây dựng khái niệm "doanh nghiệp kiên cường" và văn hóa ấy mang tính chất bao chùm, mở rộng hơn. Lối ứng xử, chăm lo cuộc sống người lao động là nền tảng ban phát triển, vươn tới những điều lớn lao hơn về sau”, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình nói.
Một doanh nghiệp kiên cường, tức là có khả năng chống chọi mọi biến động, bao gồm dịch, suy thoái kinh tế cần nhiều yếu tố, trong đó công tác quản trị được xem là nét văn hóa quan trọng, góp phần nâng cao tính minh bạch trong mọi hoạt động, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng giữa người quản lý với cổ đông, khách hàng, đối tác hay nhân viên với nhau...
Lãnh đạo cấp cao cần có tầm nhìn dài hạn, thay đổi cách nghĩ, cách làm để tạo ra môi trường văn hóa mới, hình ảnh mới cho doanh nghiệp của mình. Trong đó lấy con người làm trung tâm, chú trọng bảo vệ công nhân viên, đối tác, nhà đầu tư hay bạn hàng ...
Bên cạnh đó, chuẩn bị trước mọi rủi ro là yếu tố văn hóa nên được thấm nhuần ở lãnh đạo cấp cao, đội ngũ quản lý đến nhân viên bên dưới. "Để làm được điều này, người đứng đầu cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, những kịch bản khác nhau để đối phó với mọi tình huống bất ngờ", chuyên gia kinh tế Duy Bình nhấn mạnh và lý giải có rất nhiều điều rình rập doanh nghiệp lẫn người lao động, không chỉ riêng dịch. Bất cứ hoàn cảnh nào, lãnh đạo cấp cao cũng nên có phương án dự phòng và những biện pháp hỗ trợ nhân viên, đối tác, khách hàng kịp thời.
>> Phát động bình xét và tôn vinh danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
>> PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá
>> “Gen” văn hoá “giải mã” doanh nghiệp
Từ đó, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa mang tính bao chùm, lấy con người làm trung tâm, có cách quản trị rủi ro. Vấn đề cấp bách là xây dựng văn hóa doanh nghiệp - lấy người lao động, hoạt động sản xuất, khách hàng, đối tác - làm trung tâm, làm sao để ứng phó nhanh nhạy, vững vàng trước mọi khủng hoảng.
Văn hóa đó phải dựa trên chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp và có những biện pháp hỗ trợ người lao động, đối tác, khách hàng kịp thời.
Thực trạng những đoàn người hồi hương (hay cuộc di cư lao động) trong đợt dịch cao điểm và thiếu hụt nhân lực khi tái sản xuất là lời cảnh báo với các doanh nghiệp, buộc lãnh đạo công ty phải nhìn nhận lại nhiều vấn đề, tính đến những nguy cơ, rủi ro.
"Các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa mang tính chất bao chùm, phải có cách quản trị rủi ro, lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển. Điều này mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp lẫn cộng đồng", chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình nói.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...