Phát triển năng lượng tái tạo cần tháo gỡ 3 vấn đề cấp bách, gồm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xem xét lại việc thực thi quy hoạch và nâng cấp đường dây truyền tải để thu hút đầu tư.
>> Khung giá mới cho các dự án chuyển tiếp cần đảm bảo tính cạnh tranh
Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Thịnh – Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận tới Diễn đàn Doanh nghiệp. Theo ông Thịnh khẳng định Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo và các "đại bàng" sẽ đến làm tổ để đầu tư phát triển lĩnh vực này. Song trên thực tế, ông Thịnh nhận định, họ có thực sự "làm tổ" tại Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào môi trường đầu tư của chúng ta.
Đại diện Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận cho rằng, hiện doanh nghiệp năng lượng tái tạo gặp rất nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh sản xuất. Trước hết là quy hoạch, công tác thực hiện quy hoạch năng lượng tái tạo còn tồn tại nhiều bất cập. Quy hoạch tuy đã rõ ràng, chi tiết, nhưng việc thực thi quy hoạch lại không được như kỳ vọng, ách tắc, chậm trễ.
Thứ hai là khoảng trống về chính sách, ông Thịnh nhấn mạnh, chúng ta còn tồn tại những khoảng trống về chính sách quá lâu, khiến hàng loạt các dự án đã và đang thực hiện, trong đó có những dự án đã đi vào hoạt động đã phải chờ đợi đến 15 tháng qua. Cho dù mới đây Bộ Công Thương đã có Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/1/2023, ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Nhưng giá mua điện được ban hành theo Quyết định này là quá thấp, khiến các doanh nghiệp ngao ngán.
>> Cần sớm có cơ chế mới cho thị trường năng lượng tái tạo
>> Nhà đầu tư ngoại sẽ thâu tóm các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam?
“Hiện nay chúng ta bây giờ đã rất nhiều doanh nghiệp đang thoi thóp rồi chúng ta cần phải tiếp ngay một nguồn dinh dưỡng tức thì bằng những chính sách phù hợp. Bởi vừa qua vẫn còn đó hàng loạt ách tắc, nếu bây giờ các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư, sẽ khó có thể đáp ứng được về mặt chiến lược – Đây có thể coi là một nghịch lý” – ông Thịnh đề xuất.
Thứ ba nữa là về lưới truyền tải; hiện tại lưới điện còn kém, đường truyền tải chậm khiến rất nhiều dự án phải cắt giảm công suất phát. Đề xuất về vấn đề xã hội hóa về hệ thống truyền tải, ông Phan Công Tiến – Chuyên gia năng lượng và thị trường điện cho biết; Vấn đề để tư nhân làm truyền tải cũng đã được luật hóa rồi, tuy nhiên vấn đề quy định chi tiết như thế nào cần cụ thể hơn. Theo ông Tiến nên khuyến khích tư nhân làm truyền tải khi đường dây truyền tải, làm mới hoặc cải tạo phải gắn liền với một nhà máy điện nào đó, tức là nhà đầu tư tư nhân làm đường dây truyền tải giúp kết nối nhà máy điện của chủ đầu tư để bán sản lượng điện lên lưới điện quốc gia. Và khi đó chi phí đầu tư đường dây truyền tải này sẽ cộng chung với chi phí phát điện của nhà máy điện đó thành để hình thành một giá bán điện từ nhà máy.
Bên cạnh đó, ông Tiến đề xuất với các đường dây truyền tải bình thường không có kết nối trực tiếp đến nhà máy điện, vẫn để các dooanh nghiệp Nhà nước thực hiện. Bởi lẽ nếu tư nhân đầu tư, rủi ro họ phải chịu rất cao, và rất ít nhà đầu tư tư nhân muốn làm việc này. Sở dĩ trong vận hành hệ thống điện phương thức thì vận hành luôn biến đổi, chẳng hạn như lúc sản lượng điện truyền qua một đường dây trong khoảng thời gian nào đó sẽ rất ít, khi đó nhà đầu tư tư nhân sẽ không đủ doanh thu để tồn tại.
Lấy ví dụ cụ thể, ông Tiến cho biết, tương tự giống tương tự như BOT giao thông, khi khi có đường giao thông khác đi vòng, hoặc một lý do nào đó lượng ôtô qua trạm BOT này ít đi, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn và phá sản ngay.
“Để giải quyết vốn cho cho các doanh nghiệp truyền tải đủ chi phí để phát triển truyền tải, rõ ràng chúng ta phải tách biệt chi phí truyền tải và phân phối riêng với kinh doanh điện. Đây chính là cách thức phát triển thị trường điện cạnh tranh bản lẻ, và khi đó chi phí truyền tải và phân phối được tách bạch, sẽ phải được cơ quan Nhà nước kiểm soát chặt chẽ (nếu cần thiết có thể được điều chỉnh hằng năm), chi phí này gồm cả chi phí vận hành lưới hiện có và có tính đến chi phí xây dựng mới các đường truyền tải như nói ở trên” – ông Tiến phân tích.
Hiện tại Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ với cơ cấu nguồn điện đã được tính toán, xem xét kỹ lưỡng nhằm đáp ứng được các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Theo đó, năm 2030 năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) sẽ đạt 21.871-39.486 MW chiếm khoảng 18-27% tổng công suất đặt toàn hệ thống và tới năm 2050 đạt 201.836-295.638 MW, chiếm tỷ lệ 54,9-58,9% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
Đến năm 2050, đa số các nhà máy nhiệt điện khí chuyển hoàn toàn sang sử dụng hydro. Không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030, các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế và công nghệ cũ sẽ dừng hoạt động (dự kiến sau 40 năm vận hành), định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối/amoniac sau 20 năm vận hành. Định hướng đến năm 2050, dừng sử dụng than cho phát điện.
Tuy nhiên theo các chuyên gia cần sớm ban hành quy hoạch điện VIII và các chính sách sách liên quan để có cơ sở triển khai các dự án năng lượng tái tạo để hoàn thành mục tiêu công suất năng lượng đã đề ra.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...