Kỳ vọng giảm tiếp lãi suất điều hành 0,5-1% trong 3 tháng tới

2023-05-25 15:00:00

Loạt lãi suất điều hành và trần tiền gửi dưới 6 tháng theo quy định mới có hiệu lực từ hôm nay. Tuy nhiên, 3 tháng tới, kỳ vọng lãi suất điều hành và trần tiền gửi ngắn hạn vẫn còn có thể giảm tiếp.

>> Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% nhiều loại lãi suất điều hành

Những "cơn gió ngược" vẫn tồn tại

NHNN cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ ba trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng đang chậm lại. Thời gian và mức độ nới lỏng chính sách của NHNN phù hợp với kỳ vọng trước đây của chúng tôi.

NHNN cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm hướng đến giảm chi phí vay của nền kinh tế. Ảnh minh họa

Trước đó, chúng tôi dự báo rằng trong quý II, NHNN có thể sẽ cắt giảm tiếp 50 điểm cơ bản (bps) đối với một số loại lãi suất điều hành áp dụng cho thị trường 2 và lãi suất tiền gửi tiết kiệm dưới 6 tháng của tổ chức tín dụng dành cho khu vực dân cư (thị trường 1).

Chúng ta thấy rằng ở thời điểm NHNN chọn cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3, những "cơn gió ngược" vẫn tồn tại, với lạm phát đang chậm lại. Chúng tôi vào tháng 4/2023 đã cắt giảm dự báo CPI của Việt Nam xuống +3,4%, thấp dưới mức mục tiêu của Chính phủ.

Trong đợt cắt giảm lần thứ 2 (cuối tháng 3 và có hiệu lực vào 3/4/2023, trần lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay được thực hiện cho các lĩnh vực ưu tiên (tức là nông nghiệp, công nghiệp liên quan đến xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ cao) đã điều chỉnhị giảm lần thứ hai từ 5% xuống 4,5%, sau khi cắt giảm 50 điểm cơ bản vào ngày 15 tháng 3 - đợt giảm lần thứ nhất. Tỷ lệ lãi suất chiết khấu, đã bị cắt giảm 100 điểm cơ bản vào ngày 15 tháng 3, được giữ nguyên không đổi ở mức 3,5%...

Còn trong quyết định lần này, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD được điều chỉnh giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm. Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn có thêm nấc điều chỉnh mới.

>> NHNN hạ lãi suất, kỳ vọng cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản trong quý II

Những quyết định theo từng bước đều cho thấy NHNN chọn các hành động cắt giảm với các loại lãi suất kịp thời, gắn kết với mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh chính sách tiền tệ cũng gánh áp lực.

Giảm chi phí vốn ngân hàng để giảm lãi vay

Động thái hạ lãi suất của NHNN đi kèm một tuyên bố rằng việc cắt giảm lãi suất mới là “nhằm hạ lãi suất để giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình có tiếp cận tín dụng tốt hơn”.

Quyết định giảm lãi suất mang đến kỳ vọng giảm lãi vay sớm, bù đắp tăng giá điện và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng tốt hơn. Ảnh minh họa

Tính đến ngày 27 tháng 4, tổng mức tăng trưởng tín dụng là +3,04% so với cuối năm 2022, chưa bằng một nửa so với +7,24% vào tháng 4 năm ngoái.

Việc nới lỏng chính sách sẽ giúp giảm chi phí vốn của các ngân hàng và thúc đẩy tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng đang chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong những tháng tới. Như thông tin NHNN cho biết, lãi suất cho vay đối với các khoản vay thương mại mới vẫn tăng ở mức 9,3%/năm, mặc dù thấp hơn -0,65% điểm so với cuối năm 2022.

NHNN cũng đề cập đến việc ổn định thanh khoản hệ thống ngân hàng đã giúp tạo điều kiện nới lỏng chính sách, và nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu ở các thị trường bên ngoài, quan trọng không kém là nhu cầu tái cấp vốn căng thẳng diễn ra trong lĩnh vực bất động sản.

Kỳ vọng hạ tiếp lãi suất trong 3 tháng tới

Kinh tế Việt Nam quý I ghi nhận tăng trưởng GDP thực giảm gần một nửa lên +3,3% từ +5,9% trong quý 4 năm 2022 do nhu cầu bên ngoài giảm.

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục giảm (-17,7% YoY) trong tháng Tư. Lạm phát toàn phần (+2,8%) giảm xuống mức thấp nhất trong một năm vào tháng 4 do hạ nhiệt cầu và cung dồi dào, trong khi lạm phát cơ bản (+4,6%) giảm -0,3 điểm từ tháng trước. Chúng tôi tiếp tục duy trì dự báo lạm phát năm 2023 ở mức +3,4%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5% của NHNN.

Về tỷ giá, tính đến ngày 23 tháng 3, tỷ giá USD/VND đang dao động quanh điểm giữa biên độ giao dịch của NHNN, và có tăng giá +0,4% so với USD kể từ đầu năm 2023.

Chúng tôi hy vọng sẽ cắt giảm thêm 50bps đến 100bps đối với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và giới hạn lãi suất tiền từ 1- 6 tháng trong bối cảnh tăng trưởng GDP liên tục gặp khó khăn. Tăng trưởng có khả năng giảm thiếu đáng kể so với mục tiêu 6,5% của nhà điều hành trong năm nay, với rủi ro đối với dự báo +5,5% của chúng tôi có thể bị sai lệch. Như vậy, trên cơ sở có sự cấp bách để hỗ trợ tăng trưởng, chúng tôi hy vọng việc cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện trong vòng ba tháng tới.

Rủi ro chính đối với dự báo của chúng tôi là áp lực tỷ giá hối đoái gia tăng trở lại, điều này sẽ hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của NHNN. Chênh lệch lãi suất với Mỹ đang thu hẹp, do NHNN đã giảm lãi suất chính sách 100 điểm cơ bản từ đầu năm đến nay trong khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Theo đó, đối với Công cụ Fedwatch CME, thị trường kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng từ tháng 6 và chỉ nới lỏng trong tháng mười một.

Ngay sau quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN, đã có nhiều tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Với kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng), các ngân hàng SeABank, LPBank, TPBank, Bản Việt... đã điều chỉnh lãi suất xuống còn còn 4,5 – 4,8 điểm % cho các kỳ hạn tiền gửi từ 1- < 6 tháng. Nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank điều chỉnh giảm tiếp 0,5 điểm % lãi suất huy động áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 4,1 – 4,6%/năm. Như vậy, thị trường còn một số ngân hàng giữ lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngang trần theo quyết định mới của NHNN (5%), gồm GPBank, NCB, Nam Á Bank, PVCombank, VIB, BaoVietBank. Biểu lãi suất chưa cập nhật 25/5 của một số ngân hàng như AnBinhBank, VietABank, Vietbank vẫn giữ lãi suất huy động kỳ hạn 1-3 tháng ở mứ 5,5%.

Đối với kỳ hạn dài hơn (trên 6 tháng), một số NHTM cũng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. BIDV đã điều chỉnh giảm 0,3 – 0,4 điểm % đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên theo hình thức gửi tiền tại quầy. Theo đó, BIDV trở thành ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất hệ thống, với 6,8%/năm áp dụng cho các kỳ hạn 12 tháng trở lên. BaoVietBank giảm 0,3 - 0,6 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. BacA Bank cũng giảm 0,4 - 0,5 điểm % từ ngày 25/5 cho các kỳ hạn này. Techcombank giảm 0,4 điểm % tại các kỳ hạn dài, đưa mức lãi suất cao nhất về còn 7,2%/năm áp dụng cho khách hàng VIP1, với số tiền gửi tối thiểu 3 tỷ tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất huy động trên 6 tháng -36 tháng, hiện cao nhất niêm yết tại NHTM từ 8,5%-9,2%...

Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.