Theo chuyên gia, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, đơn cử như việc trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hay miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng BHXH.
>>> Tìm phương án hỗ trợ doanh nghiệp thiếu đơn hàng tại Đà Nẵng
Như DĐDN đã đưa tin, do biến động của tình hình thế giới khiến nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da giày sụt giảm 20-30% đơn hàng; dệt may 30-50%; chế biến gỗ 70%; công nghiệp phụ trợ 50%... Gần nửa triệu lao động chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp.
Từ đầu năm đến cuối tháng 11 vừa qua, cả nước có hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp suy giảm việc làm, mất việc.
Cụ thể, thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm đến cuối tháng 11 vừa qua, cả nước có hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp suy giảm việc làm, mất việc.
Trong đó, hơn 41.500 lao động mất việc và 430.600 người bị giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Phan Văn Anh, là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh vì chi phí đầu vào cao; bị thiếu, cắt giảm đơn hàng trực tiếp từ nhà mua hàng nước ngoài hoặc bị cắt, giảm đơn hàng do khách hàng là các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng từ nhà mua hàng nước ngoài.
Việc gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản…); chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; bất ổn chính trị tại các khu vực trên thế giới; lãi suất vay vốn trong nước cao…
Trước thực trạng trên, ông Phan Văn Anh cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động có những giải pháp hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Cụ thể, Tổng liên đoàn Lao động chỉ đạo công đoàn cấp trên nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án lao động, duy trì nhiều nhất việc làm cho người lao động, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Với những doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng, công đoàn cơ sở, với sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên đã tham gia ý kiến vào phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp; đảm bảo chi trả các chế độ mất việc làm hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật và doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
Báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, chấp hành các chế độ đối với người lao động đang làm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động.
Đồng thời, kết nối các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, ông Phan Văn Anh nhấn mạnh, về lâu dài, cần có một chính sách cụ thể để hỗ trợ người lao động bị giảm thời gian làm việc, không có việc. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp giữ được chân lao động trong giai đoạn trước mắt, hy vọng trong một hai quý tới họ sẽ có được đơn hàng trở lại.
>>> Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động
>>> Giải pháp cho doanh nghiệp " vượt bão " cắt giảm lao động?
Đặc biệt, ông Phan Văn Anh lưu ý việc chỉ đạo, hỗ trợ công đoàn cơ sở theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023.
Doanh nghiệp kiến nghị trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng BHXH để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.
Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho biết cố gắng chưa cắt giảm công nhân, song đã ngừng tăng ca, giảm giờ làm, cắt phép năm cho người lao động. Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng BHXH để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.
Theo đó, Bà Vi Thị Hồng Minh, Phó giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Trong đó, việc trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cũng là một trong những giải pháp nên được thực hiện.
“Theo như quy định, người lao động làm việc 12 tháng mà nghỉ còn được hưởng từ quỹ đó 3 tháng. Nên cân nhắc hỗ trợ cho doanh nghiệp ít nhất là 3 tháng, từ nay đến ra Tết nguyên đán. Còn sau Tết nguyên đán thì tùy tình hình thực tế để có những chính sách tiếp theo. Còn theo luật thì tôi nghĩ đó là chính sách dài hơi, có thể có những điều kiện, quy định phù hợp với quy định của pháp luật nhưng đặc biệt trong giai đoạn này thì nên có những chính sách đặc biệt như trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid”, bà Vi Thị Hồng Minh nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị được miễn giảm phí công đoàn. Thay vì chuyển nguồn kinh phí lên công đoàn cấp trên thì Nhà nước cho doanh nghiệp hoặc công đoàn cơ sở giữ lại, hỗ trợ cho lao động thời gian nhất định. Qua giai đoạn này, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp đầy đủ.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Trưởng phòng nhân sự, Công ty May Tinh Lợi, Hải Dương nêu ý kiến: “Ngoài vấn đề giảm chi phí đóng bảo hiểm và các loại thuế cho doanh nghiệp và người lao động, thêm nữa chúng tôi cũng có đề nghị về phía người lao động, chính vì sắp đến Tết cho nên tâm lý người lao động lo lương thấp, không đủ chi phí đảm bảo cuộc sống. Thì chúng tôi cũng rất mong là có chính sách nào đó hỗ trợ cho công nhân có thu nhập thấp. Ngoài ra, những lao động ở tỉnh xa dịp Tết về ăn Tết có thể được hỗ trợ”.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...