Theo Financial Times, cả tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở thời điểm hiện tại và quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh đều không thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao liên tục. Yếu tố gây rủi ro nhất chính là cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc.
Kể từ khi gia nhập WTO cách đây gần 20 năm, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng từ 1 nghìn tỷ USD lên gần 15 nghìn tỷ USD. Sự phát triển này cũng làm gia tăng khối tài sản của các nước đang phát triển và giúp hơn 1 tỷ người thoát nghèo.
Tuy nhiên, giờ đây, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang khiến nhiều người lo ngại. Nhu cầu gần như vô tận của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô – vốn từ lâu là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho các nền kinh tế mới nổi, đang dần hạ nhiệt.
William Jackson – trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế thị trường mới nổi của Capital Economics, cho biết: "Ngành bất động sản Trung Quốc đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ bùng nổ. Đây là một tin xấu đối với những quốc gia vốn được hưởng lợi từ giai đoạn đó." Ông dự đoán những quốc gia xuất khẩu hàng hóa như Brazil và Nam Phi sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.
Song, hiện tại, khả năng đó dường như khó xảy ra do nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao. Giá lương thực đang ở mức cao nhất gần 1 thập kỷ. Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ảnh hưởng đến sản lượng kim loại và đang đẩy giá đồng, kẽm, nhôm lên đỉnh 10 năm. Ngoài ra, nhiều chuyên gia dự báo việc các nước chi hàng nghìn tỷ USD cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh có thể tạo ra một "siêu chu kỳ" hàng hóa mới.
IMF ước tính, để thế giới đạt được mục tiêu lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, các nhà sản xuất đồng, niken, coban và lithium sẽ thu về 14 nghìn tỷ USD. Tại Nga, giá kim loại tăng vọt đã giúp thặng dư tài khoản vãng lai của ước này tăng lên mức kỷ lục là 40,8 tỷ USD trong quý III.
David Hauner – chiến lược gia thị trường mới nổi và nhà kinh tế tại Bank of America, nhận định: "Thực tế, giá hàng hóa cao giúp ích cho những quốc gia xuất khẩu các mặt hàng đó. Nhưng những rủi ro khác cũng đang xảy ra."
Yếu tố rủi ro lớn đối với thị trường hàng hóa có thể nói là lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc – vốn đóng góp khoảng 30% sản lượng kinh tế hàng năm. Tăng trưởng kinh tế hàng năm giảm từ 7,9% trong quý trước xuống 4,9% trong quý III. Chỉ riêng ngành xây dựng đã chiếm khoảng 1 nửa lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc. Giá quặng sắt đã giảm gần 1 nửa kể từ cuối tháng 7 khi các vấn đề của Evergrande ngày càng căng thẳng.
Larry Brainard – nhà kinh tế trưởng bộ phận thị trường mới nổi tại TS Lombard, cho biết: "Một quá trình chuyển đổi kéo dài đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang ở phía trước. Điều này cho thấy sự đảo ngược trong triển vọng tăng giá của lĩnh vực hàng hóa, vốn giúp các thị trường mới nổi hưởng lợi."
Vấn đề này có thể đặc biệt nghiêm trọng với các quốc gia xuất khẩu hàng hóa của Mỹ Latinh, đáng chú ý là Brazil. Nguyên nhân là do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và điểm đến chính cho hoạt động xuất khẩu khoáng, nông sản của họ.
Sérgio Vale – nhà kinh tế học của MB Associados tại São Paulo, nhận định tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng của Evergrande sẽ căng thẳng hơn đối với một số công ty cụ thể chứ không hẳn là toàn bộ nền kinh tế Brazil. Ví dụ, giá cổ phiếu của công ty khai thác quặng lớn nhất Brazil – Vale, đã giảm 16% trong năm nay.
Dù vậy, Sérgio Vale cho rằng giá quặng sắt sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Brazil trong năm nay. Khi các chuyên gia dự báo thặng dư thương mại của quốc gia này lên tới 100 tỷ USD vào đầu năm 2021, thì các ước tính đồng thuận từ đó đến nay đã giảm còn 65 tỷ USD. Do đó, nhiều NHTW ở thị trường mới nổi đã nâng lãi suất khiến tăng trưởng giảm tốc.
Tuy nhiên, triển vọng đối với nhu cầu hàng hóa trong tương lai đang khiến các nhà phân tích lo ngại. Tình hình có thể căng thẳng hơn khi Bắc Kinh thực hiện mục tiêu "thịnh vượng chung", tìm cách giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động xây dựng và hướng đến hoạt động tiêu dùng.
Ảnh hưởng của sự chuyển đổi này có thể sẽ rất sâu sắc. Theo IMF, Trung Quốc đã đóng góp 28% tổng sản lượng tăng trưởng toàn cầu từ năm 2013 đến 2018. Nếu bất động sản chiếm 1/3 trong số đó, thì lĩnh vực này đóng góp hơn 9% tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn trên.
Bhanu Baweja – trưởng nhóm chiến lược gia của UBS, nhận định: "Tôi thấy thật kỳ lạ khi mọi người thảo luận về lạm phát với các yếu tố là giá vận chuyển container tăng và thiếu hụt tàu như thể đây là điều vĩnh viễn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, không ai nhắc đến yếu tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu."
Theo Cafef
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...