Nhằm tránh những tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế và đời sống sản xuất, kinh doanh, theo các chuyên gia, ngăn chặn đà tăng của giá xăng, dầu, không thể chờ đến kỳ họp Quốc hội chính thức…
>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Cần làm nhanh, giảm mạnh các loại thuế
Như đã thông tin, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế giá trị gia tăng để Quốc hội xem xét thông qua nhằm "hạ nhiệt" giá xăng, dầu . Cơ hội giảm giá xăng dầu đã có, song có lẽ phải chờ từ 4 đến 5 tháng nữa bởi phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Chính vì vậy, phải đợi đến tháng 10/2022, khi kỳ họp chính thức của Quốc hội, nếu phương án giảm hai sắc thuế trên được đưa vào chương trình làm việc, sửa luật của Quốc hội, kỳ vọng giảm thuế “hạ nhiệt” giá xăng mới trở thành thực tế.
Cơ hội giảm giá xăng dầu đã có, song có lẽ phải chờ từ 4 đến 5 tháng nữa bởi phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng thuộc thẩm quyền của Quốc hội - Ảnh minh họa
Theo đó, Quốc hội có thể sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra phương án có sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế giá trị gia tăng hay ban hành một Nghị quyết có tính pháp lý trong thời gian ngắn hạn. Quy trình giảm thuế, hạ giá xăng, dầu có thể sẽ được hiện thực hoá trong tháng 10 hoặc tháng 11. Như vậy, sẽ mất từ 4 đến 5 tháng nữa, người dân, doanh nghiệp vẫn phải gồng gánh giá xăng, dầu cao.
Các chuyên gia cho rằng, quy trình giảm hai loại thuế này không khác được bởi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng liên quan đến tổng thu ngân sách, là thẩm quyền của Quốc hội; các loại thuế phí khác không tác động lớn đến thu ngân sách là thuế bảo vệ môi trường sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Mặc dù, phương án giảm thuế để “hạ nhiệt” giá xăng, dầu được đưa ra song để chờ đến khi chính sách đi vào cuộc sống sẽ còn mất khá nhiều thời gian. Trong khi, việc ngăn chặn đà tăng giá xăng, dầu được cho là cấp thiết để tránh những tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế và đời sống sản xuất, kinh doanh... các chuyên gia cho rằng, không thể chờ đến kỳ họp Quốc hội chính thức.
Thông tin với báo chí, PGS.TS Trần Hoàng Ngân (đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, có thể họp bất thường để quyết.
>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Có thể xem xét sử dụng nguồn xăng dầu nhập khẩu trong nước
Việc ngăn chặn đà tăng giá xăng, dầu được cho là cấp thiết để tránh những tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế và đời sống sản xuất, kinh doanh - Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, trong các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội vừa rồi, người dân đều chất vấn đại biểu về vấn đề giảm thuế, phí cho xăng dầu. Còn trong kỳ họp Quốc hội, các đại biểu cũng nhiều lần đặt vấn đề giảm thuế, phí nhiên liệu để hạ nhiệt giá xăng dầu. Do đó, việc Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu là tin vui đối với người dân, doanh nghiệp.
“Với thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán và bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó số thu từ dầu thô bằng 121% so với dự toán, bằng hơn 180% so với cùng kỳ năm ngoái, chúng ta có dư địa để giảm giá xăng dầu.
Để sớm “hạ nhiệt” giá xăng dầu, có thể triệu tập cuộc họp Quốc hội bất thường trực tuyến để quyết việc giảm thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt..., thay vì chờ đến kỳ họp Quốc hội vào cuối năm. Việc giảm thuế phí cũng phải tính toán liều lượng thích hợp mới mang lại tác động tích cực”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân bày tỏ.
Cùng quan điểm với PGS.TS Trần Hoàng Ngân, PGS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, không thể chờ đến kỳ họp chính thức.
Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, việc điều chỉnh thuế nhằm bình ổn giá xăng dầu là rất cần thiết và chúng ta còn có khuôn khổ để giảm được. Ngay trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu cũng đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc giảm các loại thuế đối với xăng dầu, nếu được như vậy, việc kiểm soát đà tăng giá xăng dầu sẽ kịp thời hạn.
Đến thời điểm này mới có phương án giảm các loại thuế này là cũng chậm rồi. Dù chậm nhưng trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao như hiện nay phải có giải pháp giải quyết kịp thời, nhanh chóng, không thể chờ thủ tục đến kỳ họp cuối năm. Bởi đến lúc đó, khi giá xăng dầu tăng lên cao, biện pháp giảm thuế không còn hiệu quả. Và nếu để quá chậm sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên, gây khó khăn, nguy cơ tăng lạm phát và chậm quá trình phục hồi kinh tế.
“Đương nhiên, việc giảm thuế sẽ tác động đến nguồn thu và gây khó khăn trong cân đối ngân sách nhưng chúng ta chấp nhận để bình ổn thị trường, đời sống sản xuất kinh doanh, từ đó mang lại tác động tốt hơn”, PGS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Còn theo chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Thế Hiển, vật giá đã leo thang, các chi phí thiết thực với người dân đều tăng theo giá xăng, dầu. Người dân buộc phải thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm hàng hóa, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khi phía cầu giảm xuống, tiềm ẩn nhiều nỗi lo không chỉ với người dân, doanh nghiệp mà cả nền kinh tế.
Do đó, việc giảm thuế để kìm giá xăng dầu là việc cần làm ngay, càng sớm càng tốt. Cần khoanh lại tổng số ngân sách thu được từ xăng dầu thông qua thuế phí vào thời điểm xăng dầu chưa biến động mạnh, rồi Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế phí sao cho nguồn thu ngân sách không giảm đi, tức không làm mất cân đối ngân sách của đầu năm 2022 khi thời điểm giá xăng dầu chưa tăng.
“Và khi Quốc hội quyết định giảm thuế, cần nghiên cứu theo hướng mức giảm tối đa các loại thuế này”, TS. Đinh Thế Hiển đề xuất.
Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...