Một số ngân hàng nhìn thấy việc hỗ trợ không mang lại quyền lợi, nên có thể dùng “hàng rào kỹ thuật” không cho vay. Như vậy, việc áp dụng bù lãi suất này phụ thuộc vào phía các ngân hàng.
>> Tiếp cận gói cấp bù lãi suất ra sao?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) chia sẻ với DĐDN về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình). Ảnh: Minh Châu
Đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống NH, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN), HTX, hộ kinh doanh phục hồi nhanh hơn.
- Ông đánh giá như thế nào về việc tiếp cận gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN?
Không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hỗ trợ vì trong gói hỗ trợ đã quy định các tiêu chí cụ thể. Các doanh nghiệp đáp ứng đủ thì sẽ nhận được hỗ trợ, như doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu… gặp nhiều khó khăn thì sẽ được vay.
Đây là ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn.
- Theo ông, liệu các ngân hàng có “mắc kẹt” giữa room tín dụng với triển khai cho vay bù lãi suất hay không, thưa ông?
Mở room tín dụng và bù lãi suất là khác nhau. Mở room tín dụng là tuỳ khả năng của từng ngân hàng, còn hỗ trợ lãi suất là của ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các ngân hàng để các ngân hàng cho vay đối với các đối tượng được ưu tiên.
Việc cấp bù lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng phụ thuộc vào phía các ngân hàng.
- Hiện nay, các doanh nghiệp đang kiến nghị về gói cấp bù lãi suất, đó là “trên phải thông, dưới không tắc”. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?
Vấn đề này phụ thuộc vào khâu hành chính, vì ở trên đã thông, từ nghị quyết của Quốc hội đến Ngân hàng Nhà nước cũng rất muốn việc hỗ trợ phải nhanh để giúp doanh nghiệp tiệm cận vốn nhanh hơn, đặc biệt là sau đại dịch này.
Tuy nhiên, cũng có thể một số ngân hàng nhìn thấy việc hỗ trợ này không mang lại quyền lợi nhiều cho một số ngân hàng nào đó, thì vẫn có thể dùng “hàng rào kỹ thuật” để không cho vay. Như vậy, việc áp dụng bù lãi suất này như thế nào lại phụ thuộc vào phía các ngân hàng.
- Vậy, ông có đề xuất gì về vấn đề này?
Phải kiểm tra, thanh tra và Ngân hàng Nhà nước nên giao cho từng ngân hàng. Đơn cử, mỗi ngân hàng phải đảm bảo bao nhiêu phần trăm (giao chỉ tiêu) trong một thời gian nhất định để thực hiện Nghị quyết này.
Nhưng phía ngân hàng thương mại vẫn có thể lập hàng rào kỹ thuật được, với lý do doanh nghiệp này chưa đủ yêu cầu, doanh nghiệp kia mới đủ yêu cầu. Như vậy, rất cần có “sự sẵn sàng” của phía các ngân hàng.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...