Trước sự ngắt quãng quá lâu của chính sách, doanh nghiệp mong ngóng cơ chế giá mới cho các dự án năng lượng chuyển tiếp và chính sách tiếp theo cho thị trường năng lượng tái tạo.
>> Trung Nam Group kêu "bất công" vì bị EVN dừng 40% công suất điện mặt trờ i
Theo doanh nghiệp, EVN đưa ra phương án đấu giá cho sản lượng điện chưa có giá, nhưng vấn đề này hiện nay vẫn còn rất nan giải
Biết rằng việc huy động công suất rồi sẽ được tiếp tục, dù việc chậm thanh toán tiền điện vẫn diễn ra trong thời gian dài do chưa có giá, nhưng doanh nghiệp vẫn mong sớm có cơ chế giá mới cho các dự án chuyển tiếp, cũng chính sách tiếp theo cho thị trường năng lượng .
Chia sẻ về phương án đề xuất cho sản lượng điện bị cắt giảm sẽ tiếp tục được khai thác, đại diện Trung Nam Group (TNG) cho biết; Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương nghiên cứu, xác định giá mua điện với phần công suất của các dự án điện mặt trời đã vận hành trên địa bàn Ninh Thuận. Thế nhưng, đến nay các dự án này không những chưa được thanh toán cho phần công suất đã vận hành mà còn bị buộc dừng khai thác.
Theo đó, đại diện Trung Nam cho biết; EVN đưa ra phương án đấu giá cho sản lượng điện chưa có giá, nhưng vấn đề này hiện nay vẫn còn rất nan giải. Bởi, riêng đối với phần 172MW của Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) Thuận Nam, đây là dự án đầu tư có điều kiện, cụ thể, nhà máy này bao gồm Trạm biến áp và đường dây 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia nhằm giải tỏa công suất cho nhà máy điện mặt trời này và các dự án năng lượng tái tạo khác trong khu vực theo văn bản số 356 ký ngày 14/02/2020 giữa TNG và Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận cùng với UBND tỉnh Ninh Thuận (VB 356/TB-SKHĐT -UBND TNT 14/02/2020), tính đến nay, sau gần 02 năm hoạt động, TBA này đã truyền tải hơn 4 tỷ kwh cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
“Việc đầu tư dự án đường dây và trạm 500kV Thuận Nam không nằm ngoài mục tiêu đồng hành cùng chính phủ giải quyết vấn đề truyền tải cho các dự án năng lượng tại Ninh Thuận và TNG đã đầu tư toàn bộ chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành từ năm 2020 cho đến nay, rất tốn kém. Do đó, việc để phần công suất này của chúng tôi phải cạnh tranh giá như tất cả các nhà máy khác là điều bất hợp lý và thiếu công bằng”- đại diện TNG kiến nghị.
Ngoài chính sách mới cho dự án chuyển tiếp, doanh nghiệp mong sớm có quy định cụ thể để nhà đầu tư tham gia xây dựng vận hành lưới truyền tải
Trước những bất cập trên, TNG kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm có những chính sách mới thay thế các cơ chế đã hết hiệu lực, để các nhà đầu tư sẽ sớm cơ cấu lại dòng tiền, thu xếp thanh toán khoản vay cho các tổ chức tín dụng.
Chia sẻ về thủ tục bàn giao các công trình đường dây và trạm 500 kV cho cơ quan Nhà nước, TNG cho biết; Dự án Trạm biến áp và đường dây 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV là dự án đường truyền tải tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ở thời điểm này. Do đó mà việc quản lý và bàn giao lại cho EVN thực sự còn rất nhiều vấn đề vướng mắc do chưa trường hợp này chưa có tiền lệ, cũng như thiếu những điều khoản rõ ràng, cụ thể để doanh nghiệp thực hiện.
Theo TNG, doanh nghiệp đang ở những bước đàm phán đầu tiên để bàn giao lại dự án này và quá trình triển khai sẽ còn tiếp tục đến khi hai bên thực hiện xong các điều khoản. TNG cùng EVN sẽ đảm bảo đi đến những thỏa thuận hài hòa lợi ích cho cả hai bên và tận dụng tối đa được giá trị của dự án.
>> Nhà đầu tư năng lượng “gặp khó” vì cơ chế chuyển tiếp
Chia sẻ về bất cập này các doanh nghiệp cho biết, Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển lĩnh vực này do đó chúng ta cần chính sách ổn định phát triển thị trường năng lượng tái tạo, cũng như quy định rõ ràng để thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và vận hành lưới điện truyền tải.
Trước đó, thông tin thêm về việc đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải tại Tọa đàm “Đa dạng hóa nguồn đầu tư xây dựng và vận hành lưới điện truyền tải” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE) đã tổ chức ngày 05/9 tại Hà Nội, Ông Bùi Quốc Hùng Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, theo Luật Điện lực trước đây, tại Khoản 2 Điều 4 quy định khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển nguồn điện, lưới điện phân phối, còn phần truyền tải do nhà nước độc quyền quản lý. Sau khi Luật Điện lực được ban hành, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình phát triển điện lực. Hiện thị trường đã bước sang giai đoạn cuối cùng, chuẩn bị cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Về lưới điện truyền tải, hiện nay chỉ có một số các doanh nghiệp đầu tư lưới điện truyền tải 220KV và dưới 220KV là chủ yếu, thực hiện đấu nối cho nhà máy phát điện của mình. Năm 2019 -2020 có chính sách khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo nên một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư lưới điện truyền tải 500KV để đấu nối cho các nhà máy điện của họ. Ngoài ra, một số Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có các nhà máy, Trung tâm nhiệt điện như Sông Hậu, Vũng Áng, Long Phú … cũng đầu tư trạm 500KV, nhưng hiện nay đều muốn bàn giao cho EVN và EVNNPT quản lý.
“Bộ Công Thương đang giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chuẩn bị xây dựng Nghị định hướng dẫn về Điều 6, Luật số 03/2022/QH15 về đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư lưới điện truyền tải với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng, đúng với quy hoạch”- ông Bùi Quốc Hùng cho biết.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...