“Đội ngũ đảng viên có vai trò trực tiếp và là nhân tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII , diễn ra chiều 10/05/2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
Điều 21, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội XI, quy định tổ chức cơ sở Đảng bao gồm các Đảng bộ và chi bộ cơ sở. Trong một cấu trúc hệ thống được tổ chức theo trật tự thứ bậc thì các tổ chức cơ sở Đảng chính là những vệ tinh ở cấp thấp nhất và xa nhất trong quan hệ với hạt nhân quyền lực, gồm Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và Tổng Bí thư.
Một chức năng hàng đầu của mỗi tổ chức cơ sở Đảng là triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của các tổ chức Đảng cấp trên. Qua đó, một mặt Đảng bảo đảm được sự nhất quán và thông suốt về vai trò lãnh đạo từ trên xuống dưới. Mặt khác, kết quả thực hiện chủ trương, đường lối ở các đơn vị cơ sở có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân. Tổng Bí thư cũng khẳng định “kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở và sự hài lòng của nhân dân” chính là thước đo “năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu” của mỗi tổ chức cơ sở đảng.
Nhận thức tầm quan trọng của các hạt nhân tổ chức ở cấp thấp nhất, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh nhu cầu “Đổi mới, hoàn thiện tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác cho phù hợp với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Xác định rõ những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng”.
>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Nông thôn là "địa bàn chiến lược" xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Kiểm điểm nghiêm túc, trách nhiệm, gương mẫu
Mỗi đảng viên là nhân tố quy tụ sự ủng hộ
Thời gian gần đây, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chiến lược được Đảng coi trọng với việc ban hành hàng loạt nghị quyết như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII, Quy định số 214-QĐ/TW (tháng 1/2020). Trong khi đó, bối cảnh hiện nay đang đặt ra nhu cầu cần phải coi trọng đúng mức hơn vai trò của mỗi đảng viên ở cấp cơ sở.
Nhìn từ trên xuống theo cấu trúc dọc thì mỗi đảng viên ở khắp mọi miền đất nước có thể góp phần vào mức độ thành công hay thất bại trong vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh hai điểm quan trọng: Thứ nhất, chất lượng của mỗi đảng viên sẽ quyết định năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở; Thứ hai, chất lượng đảng viên cũng sẽ quyết định niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nhìn từ dưới lên trong cấu trúc tổ chức và theo quan hệ chiều ngang giữa Đảng với Nhân dân, vai trò hàng đầu của mỗi cá nhân đảng viên là trở thành hạt nhân để quy tụ sự ủng hộ của những người xung quanh mình với chủ trương, đường lối, và vị thế lãnh đạo của Đảng. Xét cả về lý thuyết và thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam, mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng không thể thiếu sự ủng hộ của người dân. Vì thế, quy tụ và củng cố sự ủng hộ của người dân chính là yêu cầu quan trọng nhất trong công việc hàng ngày của mỗi đảng viên.
Tiên phong, gương mẫu, gắn bó máu thịt với nhân dân chính là những phẩm chất then chốt để mỗi đảng viên có thể quy tụ được sự ủng hộ của nhân dân. Để có đội ngũ đảng viên chất lượng, Tổng Bí thư đã chỉ ra nhu cầu “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Mỗi đảng viên cần “tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và rèn luyện đảng viên”.
>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Kiểm điểm nghiêm túc, trách nhiệm, gương mẫu
>> HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XIII: Ban hành Nghị quyết mới về quản lý, sử dụng đất đai
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Nguồn: TTXVN)
Lãnh đạo từ chỗ đứng của mình
Từ góc nhìn hệ thống tổ chức thì mỗi đảng viên là những người chấp hành và trực tiếp triển khai chủ trương, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân thì mỗi đảng viên chính là một lãnh đạo chính trị. Bởi thế, cá nhân mỗi đảng viên cần ý thức sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của mình.
Cũng có nghĩa, để thực hiện được vai trò lãnh đạo quần chúng ở cấp độ cá nhân, mỗi đảng viên phải gắn bó chặt chẽ với tầm nhìn lãnh đạo của Đảng . Trên cơ sở đó, nhận thức, quan điểm, hành động của mỗi đảng viên phải hướng tới lan tỏa tầm nhìn lãnh đạo, truyền cảm hứng cho nhân dân với tầm nhìn lãnh đạo, thu hút và duy trì sự ủng hộ của người dân với tầm nhìn lãnh đạo thể hiện qua các chủ trương, đường lối của Đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, đảng viên chất lượng không thể chỉ là những người thừa hành chỉ đạo của cấp trên. Thay vào đó, sự chủ động và tích cực thực hiện vai trò lãnh đạo của cá nhân ngày càng trở nên quan trọng. Sự thành công về vai trò lãnh đạo của mỗi cá nhân sẽ góp phần gia tăng uy tín của Đảng với nhân dân, qua đó bảo đảm sự thành công bền vững về vai trò lãnh đạo của Đảng.
Để có được đội ngũ đảng viên chất lượng và có thể phát huy vai trò lãnh đạo ở cấp độ cá nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu về phát triển đảng viên. Đó phải là những quần chúng thực sự “ưu tú không chỉ về năng lực công tác mà phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, có động cơ trong sáng”. Đồng thời, mỗi tổ chức cơ sở Đảng cũng phải “thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng”.
Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
TX Kỳ Anh hà Tĩnh
Khách sạn Đức tài Tâm Đạt khối 5 TT...