Chiết khấu cao khiến hàng Việt... lao đao

2022-10-03 07:59:00

Mức chiết khấu quá cao của các siêu thị mang tính áp đặt góp phần “nhấn chìm” các sản phẩm của Việt Nam sản xuất.

>> Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”

Ngày 28/9 theo phóng viên báo Thanh Niên, thị trường bột giặt là mặt hàng thiết yếu của các gia đình, có giá trị 3 tỷ USD đã "nằm gọn" trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp không trụ nổi từ 5 năm trở lên với các siêu thị khi phải chi trả chiết khấu từ 25-40% thậm chí 50%. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Ngoài những nguyên nhân chủ quan, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam như vốn ít, công nghệ lạc hậu, chi phí quảng cáo tiếp thị hạn chế, khó tiếp cận với các hệ thống phân phối hiện đại và một số kênh phân phối khác, thì còn những nguyên nhân khách quan.

Đó là, theo thời gian các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đã bị sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài bằng nhiều cách.

Một trong những vấn đề nhiều năm nay báo chí, chuyên gia, nhà quản lý nêu lên và đề nghị có những hướng giải quyết trên cơ sở chia sẻ, làm trọng tài phân xử những điều bất hợp lý.

Cụ thể, chiết khấu từ 25-40% thậm chí 50%, cộng thêm các chi phí khác như sinh nhật siêu thị , chi phí đầu kệ, chi phí cho chiến dịch quảng cáo khuyến mại, trang trí… Đây là các khoản chi rất lớn, và nếu như vậy chắc chắn ít doanh nghiệp nào trụ nổi dài lâu từ 5 năm trở lên với các siêu thị.

Đây là các khoản chi rất lớn "đè nặng" lên các doanh nghiệp Việt. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Tình hình chung của sản xuất hiện nay ở Việt Nam là đầu vào tăng lên khá mạnh, cộng thêm chi phí vận chuyển thì làm sao các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể tiếp tục đứng chân ở siêu thị.

Mặc dù, họ đều biết vào siêu thị thì hàng hoá sẽ xây dựng được thương hiệu một cách vững chắc hơn. Khó khăn cho hàng nội là như vậy, trong khi các hãng hàng hoá nhập khẩu, hoặc sản xuất ở Việt Nam thông qua đầu tư liên doanh lại có rất nhiều thuận lợi.

Đơn cử, chi phí vay vốn của công ty mẹ thấp, quảng cáo khuyến mại gấp hàng chục lần doanh nghiệp Việt. Hệ quả của việc cạnh tranh không cân sức giữa hàng ngoại và hàng nội đã rõ. Chính vì vậy một số thương hiệu hàng hoá Việt, như nhóm bột giặt, chất tẩy rửa đều có những giảm sút từ 10-20% só với năm 2020-2021.

Tình hình chung của sản xuất hiện nay ở Việt Nam là đầu vào tăng lên khá mạnh, cộng thêm chi phí vận chuyển thì làm sao các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể tiếp tục đứng chân ở siêu thị. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Ví dụ, Mỹ Hảo, Dạ Lan, mặc dù chất lượng hàng hoá không thua kém hàng nước ngoài. Yếu tố bị ép chiết khấu nêu ở trên đã góp phần làm cho doanh nghiệp nội, sản phẩm nội đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Đơn giản, “chính chúng ta đang tự hại chúng ta”. Chỉ tiếc rằng, việc này đã âm ỷ nhiều năm nay càng làm cho thị phần hàng Việt bị giảm sút ở các kênh bán hàng trong toàn quốc. Hàng nội đã bị "dạt" về nông thôn để thu thêm doanh số.

Một luật sư đã nói: “Làm việc với siêu thị 5 năm đầu còn chịu được, từ năm thứ sáu trở đi siêu thị tiếp tục tăng thêm chiết khấu, chi phí thì chỉ có nước bỏ siêu thị mà đi”.

Trong thực tế đã có nhiều đơn vị như vậy. Công ty gốm sứ Minh Long là một ví dụ, họ đã phải dời siêu thị mặc dù đã gắn bó 1 số năm, tự lập chuỗi cửa hàng riêng của mình.

Khó khăn cho hàng nội là như vậy, trong khi các hãng hàng hoá nhập khẩu, hoặc sản xuất ở Việt Nam thông qua đầu tư liên doanh lại có rất nhiều thuận lợi. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng đã khó khăn, thì những mặt hàng nông sản thực phẩm chen chân vào siêu thị lại càng khó khăn hơn.

Vấn đề ở đây là kinh doanh chưa được bình đẳng, thiếu tôn trọng, chia sẻ với nhau của một số siêu thị khi giao dịch với những tổ chức cá nhân gửi hàng vào siêu thị trong nhiều năm nay. Những mĩ từ: “Đây là sự thoả thuận về chiết khấu của bên có hàng với siêu thị” là một sự thật cay đắng phải phân tích kỹ lưỡng.

Do số lượng siêu thị lớn ở Việt Nam còn rất nhỏ so với hàng hoá Việt sản xuất ngày càng có chất lượng với khối lượng dồi dào, quy mô lớn hơn so với nhiều năm trước. Từ đây đã nảy sinh ra hiện tượng độc quyền cho ký gửi, hoặc mua hàng của một số siêu thị như đã trình bày ở trên.

Yếu tố bị ép chiết khấu nêu ở trên đã góp phần làm cho doanh nghiệp nội, sản phẩm nội đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Nếu để tình hình này còn tiếp diễn, chắc chắn hàng Việt sẽ mất chỗ đứng ở trên các địa bàn, các hệ thống phân phối trong toàn quốc. Phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt sẽ bị hạn chế và hiệu quả thấp. Đứng trước tình hình trên, tôi có một số kiến nghị sau.

Thứ nhất, nhà nước cần tạo lập một môi trường kinh doanh sản xuất minh bạch công khai, bình đẳng và cùng chia sẻ lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Hai bên đều thắng không dành lợi nhuận vô lý về phía mình. Hạn chế tiến tới chấm dứt những hiện tượng đọc quyền, thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, công khai minh bạch doanh thu, nộp ngân sách, việc tuân thủ sử dụng hoá đơn chứng từ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc này đã "âm ỷ" nhiều năm nay càng làm cho thị phần hàng Việt bị giảm sút ở các kênh bán hàng trong toàn quốc. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ buôn lậu gian lân thương mại sản xuất và kinh doanh hàng giả, chuyển giá trốn thuế.

Thứ tư, cần có “bàn tay” trọng tài của nhà nước cho những việc làm không mang tính nhân văn trong giao dịch mua bán ở thị trường Việt Nam.

Do đó, rất cần có “bàn tay” trọng tài của nhà nước cho những việc làm không mang tính nhân văn trong giao dịch mua bán ở thị trường Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Thứ năm, tổ chức việc thu gom hàng hoá vào hệ thống chợ đầu mối nông sản thực phẩm. Để mọi giao dịch được công khai minh bạch, không ép cấp ép giá làm thiẹt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Làm được những vấn đề trên chắc chắn sẽ góp phần lấy lại vị thế của doanh nghiệp Việt, hàng Việt trên “sân nhà” trong thời gian sắp tới. Đồng thời góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh tế-xã hội của nhà nước trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.